Kyrre Sundal, 20/8/2021
Có lẽ trên đời này chẳng có ai chưa từng nghe qua về máy full-frame Fujifilm GFX 100s. Trước khi thực hiện một giao dịch mua hàng đắt tiền, bạn có thể tự hỏi rằng các ống kính TS-E của mình sẽ hoạt động như thế nào trên GFX. Đừng bỏ qua bài viết này, vì tôi sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về cách kết hợp giữa 100s và TS-E khi hoạt động cùng nhau. Ngoài ra, tôi có một vài tập tin gốc ở cuối bài viết. Các bạn có thể tự tải về để để xem chất lượng của chúng nhé!
Đây là phần giới thiệu ngắn dành cho những bạn vẫn đang còn “tối cổ”. GFX 100s của Fuji là máy ảnh gần giống như máy ảnh định dạng trung bình GFX 100. Tuy nhiên, nó ít tốn kém hơn và điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 6000 USD. Thân máy có kích thước tương tự như máy ảnh DSLR. Loại máy này có cảm biến 102 megapixel và IBIS. Nhìn chung, GFX 100s là một chiếc máy ảnh chụp ảnh tĩnh vật khá tuyệt vời.
Tôi sống bên cạnh Nhà thờ mang tính biểu tượng Bakkehaugen được thiết kế bởi kiến trúc sư Erling Viksjø vào năm 1959. Đây là một trong những tòa nhà đẹp nhất do ông thiết kế và được làm bằng vật liệu đặc trưng của Naturbetong. Bảo tàng Quốc gia Na Uy mô tả quá trình làm ra vật liệu như sau: Đầu tiên, vật liệu được tạo ra bằng cách lấp đầy khuôn đúc bằng những viên đá nhỏ tự nhiên. Sau đó, đổ hỗn hợp vữa mỏng vào. Khi vật liệu cứng lại, bề mặt có thể được lấp cát để lộ ra những viên đá dưới đó. Sự đổi mới này giúp bạn tạo ra các hoa văn và hình ảnh trực tiếp trên bề mặt tường của các tòa nhà.
Kết cấu của tòa nhà rất tuyệt vời cho để đánh giá ống kính! Tôi ra ngoài vào một buổi tối khi cường độ ánh sáng vừa đủ và đặt chân máy lên. Nhằm kiểm tra chất lượng của máy GFX, tôi đã chụp những bức ảnh tương tự với máy Canon 5DSR của mình và đem các bức ảnh so sánh với nhau. Cả hai máy ảnh đều được đặt chế độ aperture-priority (ưu tiên khẩu độ) và ISO 100.
Để bù lại cho các kích thước cảm biến khác nhau, tôi đặt máy Canon và máy GFX ở khẩu độ f11 và f13. Tôi không chắc đây có phải là f-stop (hay còn gọi là f-number, là tỷ số giữa độ dài tiêu cự của thấu kính với đường kính của khẩu độ lối vào) chính xác hay không. Tuy nhiên, tôi nghĩ nó đủ tốt cho bài kiểm tra này. Tất cả các hình ảnh đều có định lượng mẫu. Điểm lấy nét của tất cả các ảnh được đặt ở vị trí cột đèn tiếp đất. Nếu bạn muốn đọc thêm bài đánh giá chuyên sâu về máy GFX, hãy truy cập DPreview.
Tôi đã thử nghiệm ba ống kính TS-E của mình gồm 17mm, 24mm và 45mm. 35mm tương đương trên máy GFX là 13mm, 19mm và 35mm. Tôi rất thích thử nghiệm mẫu 50mm, nhưng chắc chắn phải đợi đến năm sau khi đáp ứng đủ điều kiện tài chính. Để điều chỉnh ống kính TS-E, tôi đã sử dụng bộ điều hợp Techart EF-GFX. Bộ điều hợp này dễ sử dụng và hỗ trợ tự động lấy nét và điều khiển khẩu độ tự động từ thân máy GFX.
Đối với mỗi ống kính, tôi đã thử nghiệm dịch chuyển 0mm, 5mm và 10mm. Hai máy ảnh, ba ống kính, ba vị trí thay đổi tổng cộng lên đến 18 hình ảnh. Bạn có thể tải xuống tất cả các tệp gốc ở cuối bài viết và xem qua tất cả những điểm ảnh (pixel) mà bạn muốn.
Cảm biến của máy GFX có kích thước 43,8 x 32,9mm. Một bộ cảm biến toàn bộ khung là 24 x 36mm được dùng để so sánh. Như bạn thấy bên dưới, các máy ảnh có tỷ lệ khung hình khác nhau: GFX là 4: 3, 5DSR là 2:3.
Mỗi hình ảnh đều được mở trong Lightroom Classic và tất cả các thanh trượt được đặt thành 0. Tất cả các hình ảnh bạn thấy trong bài viết đã được nén lại bằng cách nào đó. Tôi khuyên bạn nên tự mình xem xét các tệp thô trước khi quyết định xem ống kính TS-E hoạt động tốt như thế nào trên thân máy GFX.
TS-E 17mm
Hiệu ứng mờ viền:
Làm nét ảnh
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom center. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom edge. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
TS-E 24mm
Hiệu ứng mờ viền
Làm nét ảnh
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom center. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom edge. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
TS-E 45mm
Làm mờ nét ảnh
Làm nét ảnh
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom center. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa 5DSR (trái) và GFX 100s (phải). Zoom edge. Tỉ lệ 1:1. 1600×1600 px.
Kết luận
GFX 100s là một chiếc máy ảnh tuyệt vời với các tính năng dễ sử dụng. Image Circle (Độ rộng vùng hiện ảnh) cho ống kính TS-E không được tạo cho cảm biến định dạng trung bình. Do đó bạn sẽ nhận được khá nhiều hiệu ứng mờ viền (Vignette) ở độ dịch chuyển 10mm. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bạn sẽ có được kết quả tuyệt vời cho đến khi thay đổi đến khoảng 6-7mm. 17 và 24mm tốt hơn nhiều so với 45mm khi sử dụng hiệu ứng mờ viền và chỉ số IQ nói chung. Không có gì ngạc nhiên khi máy 45 cũ không còn được sản xuất và được thay thế bằng máy TS-E 50mm mới. Nhìn chung, tôi sẽ nói rằng chỉ số IQ tốt nhưng tôi vẫn thấy kính Fuji sắc nét hơn.
Các tùy chọn khác để chuyển đổi trên GFX: Cambo Actus. Bạn cũng có thể điều chỉnh các ống kính từ Hasselblad và Schneider bằng cách sử dụng các bộ điều hợp đặc biệt và chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nó trên kênh YouTube của Christopher Leggett. Có một số tin đồn rằng Fujifilm sẽ tự sản xuất ống kính thay đổi của riêng họ cho dòng GFX vào năm 2022… Cho đến lúc đó, tùy chọn khả dụng nhất vẫn là bộ chuyển đổi kết hợp với TS-E
Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về việc điều chỉnh kính Canon trên GFX trong phần bình luận. Liệu đó có phải là điều bạn làm hoặc muốn làm không?