cuc-quang-ten-lua-nasa
Hành trình chụp ảnh Tên lửa của NASA bay qua cực quang

Nhiếp ảnh gia Florian Kuhnt đã đi bộ một chặng đường dài cùng với một người bạn của mình tại miền bắc Na Uy để thực hiện bộ ảnh cực quang phương bắc. Vào đêm cuối cùng của mình tại Na Uy, khi đang chuẩn bị thu dọn đồ đạc và cất máy ảnh vào túi thì anh ấy nhận thấy một luồng ánh sáng rực rỡ trên bầu trời. Mãi tới mấy ngày sau anh ấy mới nhận ra đó chính là một quả tên lửa của NASA.

Cuộc hành trình chụp ảnh cực quang phương Bắc

Nhiếp ảnh gia Kuhnt đã từng theo học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ ở Hamburg, Đức và là thợ chụp ảnh phong cảnh và ngoài trời bán thời gian. Anh đã ở vùng Lofoten của Na Uy để săn những bức ảnh đặc biệt về cực quang phía bắc.

Anh cho biết: “Kế hoạch của tôi là leo lên Ryten để chụp hoàng hôn và cực quang phía bắc trên bãi biển Kvalvika, sau đó sẽ cắm trại ở đó một đêm. Sáng hôm sau chúng tôi đi bộ đường dài để đến bãi biển, rồi quay trở lại ô tô. Quãng đường ước tính khoảng 5,5 dặm khứ hồi.”

chup-anh-cuc-quang-1
Nhiếp ảnh gia Kuhnt đã từng theo học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ ở Hamburg

Nhiếp ảnh gia Kuhnt và cộng sự của anh đã leo lên tới đỉnh Ryten khi trời đã nhá nhem tối và bắt đầu chụp một vài bức ảnh. Sau đó họ tuyết định đi xuống khỏi đỉnh núi một chút vì thực sự ở trên đó gió rất lớn, không thể dựng lều được.

“Sau khi dựng lều, chúng tôi đã phải ngồi ở ngoài trời lạnh để chờ cực quang phương Bắc. Vào thời điểm đó, tôi đã set máy ảnh của mình sẵn sàng và chụp một vài tấm ảnh về căn lều của chúng tôi dưới bầu trời đầy sao” anh ấy nói.

chup-anh-cuc-quang-2
Ảnh chụp căn lều của anh chàng

Sự xuất hiện của cực quang phía Bắc có thể được đoán trước, nhưng chúng cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian trong năm và thậm chí sau đó thay đổi theo từng đêm.

Anh chia sẻ: “Gần hai giờ sau, dải cực quang phía bắc đầu tiên xuất hiện nhưng thực sự rất mờ nhạt. Vì vậy, tôi đã kiên nhẫn đợi thêm bên ngoài trong khi bạn tôi đã vào lều để chuẩn bị mọi thứ cho buổi tối”.

chup-anh-cuc-quang-3
Dải cực quang phía bắc đầu tiên xuất hiện

Cơ hội “ngàn năm có một”

Kuhnt nói rằng một giờ nữa lại trôi qua, anh ấy đang chống chọi với cái lạnh và không thấy cường độ của dải cực quang phía Bắc tăng lên nhiều. Anh bắt đầu thu dọn đồ đạc và chuẩn bị đi ngủ. Nhưng khi bắt đầu dỡ máy ảnh và chân máy, anh ấy đã nhìn thấy một thứ gì đó lóe sáng trên bầu trời.

“Tôi đột nhiên nhận thấy hai vật thể thực sự rất sáng, có hình dạng giống như đám mây đang di chuyển trên bầu trời,” anh nhớ lại. “Chúng di chuyển rất nhanh trên bầu trời từ phía nam đến phía bắc. Toàn bộ sự kiện kéo dài khoảng năm phút đủ để tôi có thể chụp được một vài tấm ảnh. Vì tốc độ nhanh bay của chúng khá nhanh nên tôi phải tăng ISO lên đến 12.800 để có tốc độ cửa trập cao hơn, có được độ phơi sáng tốt, giúp ảnh không bị nhòe do chuyển động.”

chup-anh-cuc-quang-4
Ảnh tên lửa của NASA bay qua cực quang

Kuhnt đã chụp được khá nhiều bức ảnh về sự kiện này bằng máy ảnh Canon 5D Mark III và ống kính Canon 24-70mm f/2.8 II. Kuhnt nói rằng anh ấy chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây và lúc đầu anh ấy không chắc mình đang nhìn cái gì, nhưng sau đó anh ấy đã nhớ lại rằng mình từng xem các bức ảnh về vụ phóng tên lửa SpaceX qua Los Angeles.

chup-anh-cuc-quang-5
Ảnh tên lửa của NASA bay qua cực quang

Anh nói: “Tôi đã tìm kiếm trên Google các vụ phóng tên lửa mới nhất và thấy rằng một tên lửa Atlas V vừa được phóng từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, mang theo Vệ tinh Landsat 9. Cả hai vật thể đó đều được Mặt trời chiếu sáng khiến chúng ta có thể nhìn thấy được. Bản thân tên lửa xuất hiện quá nhỏ để có thể nhìn rõ bằng mắt thường vì nó quay quanh một nơi có độ cao khoảng 550 đến 680 km. Tôi thực sự cảm thấy rất thú vị khi chứng kiến việc tên lửa bay ngay qua cực quang phía Bắc.”

chup-anh-cuc-quang-6
Ảnh tên lửa của NASA bay qua cực quang

NASA’s Landsat 9 gần đây đã chụp được những hình ảnh đầu tiên về Trái đất như một phần trong sứ mệnh ghi lại những thay đổi địa hình của hành tinh mà chúng ta đang sống trong nhiều năm tới. Kuhnt nói rằng đường đi của tên lửa đã đi qua vị trí của anh ấy ở Na Uy, có thể được nhìn thấy trong video minh họa quỹ đạo bên dưới (khoảng 28 giây):

Kết thúc chuyến đi

Mặc dù may mắn khi nhìn thấy một tên lửa bay ngang qua cực quang phía bắc, Kuhnt cho biết anh ấy đã phải hủy bỏ chuyến đi vào giữa đêm vì gió mạnh lên và đổi hướng.

“Sau khi cột chống thứ hai của lều bị gãy, chúng tôi quyết định leo xuống và trở lại chiếc xe sau hai giờ đồng hồ (lúc đó vào khoảng 3 giờ sáng). “Tuy nhiên, nhìn chung đó là một chuyến đi tốt đẹp” – Kuhnt nói. Bạn có thể xem thêm nhiều tác phẩm của Kuhnt trên websiteInstagram của anh ấy.

Theo Petapixel

Contributor
Bạn có thích bài viết của Thanh Ngoan không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel