Có cần đến ống kính Tilt-shift để chụp ảnh các tòa nhà cao tầng không? Đây là một câu hỏi rất phổ biến trong giới nhiếp ảnh kiến trúc. Nếu bạn muốn chụp ảnh các tòa nhà cao tầng một cách chuyên nghiệp, thì câu trả lời là Có. 

ong-kinh-ts
Có nên dùng ống kính Tilt-shift khi chụp ảnh những tòa nhà cao tầng?

Dưới đây là chia sẻ của Justin Szeremeta – một nhiếp ảnh gia người Thượng Hải chuyên chụp ảnh kiến trúc và nội thất. Bạn có thể ghé thăm website của Justin tại đây. Vị nhiếp ảnh gia này đã quyết định thử nghiệm một vài ống kính Tilt-shift khác nhau bằng cách chụp một số hình ảnh về các tòa nhà cao tầng tại Thượng Hải. Cùng tìm hiểu xem Justin Szeremeta đã khám phá được những gì trong phần tiếp theo.

Bài viết này sẽ so sánh một loạt hình ảnh được chụp bằng những ống kính khác nhau sẽ giúp minh họa lý do tại sao Justin khẳng định rằng bạn hoàn toàn cần một ống kính Tilt-shift chuyên nghiệp. Justin quyết định so sánh ống kính Tilt-shift 24mm và 17mm, cùng với ống kính zoom 16-35mm vì đây là ống kính góc rộng tương đối phổ biến. Tất cả hình ảnh đều được chụp trên thân máy Sony A7rii. Tất cả hình ảnh được chụp với cân bằng trắng tự động.

Tình huống A 

A1 – Bộ ba toà nhà lớn

Đầu tiên, hãy đến thẳng nơi đang có 3 toà nhà lớn nằm ở trung tâm tài chính của Thượng Hải. Tháp Thượng Hải cao 632 mét, Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải cao 492 mét và Tháp Jinmao cao 421 mét. Mặc dù đây không phải là khung cảnh đẹp nhất để chụp những tòa nhà này, nhưng đây là một nơi tốt để bắt đầu. 

Hình ảnh đầu tiên dưới đây được chụp với ống kính Tilt-shift 24mm, dịch chuyển lên hết cỡ với ống kính/cảm biến vuông góc với mặt đất. Như bạn có thể thấy, những tòa tháp này bị cắt bớt chiều cao ở trên cùng. 

ong-kinh-ts-1
24 TS

Trong tình huống này, vì chúng ta đã lùi đủ xa so với các tòa nhà, nếu bạn không có ống kính rộng hơn bên mình, bạn có thể chỉ cần nghiêng ống kính của mình lên để đưa toàn bộ các tòa nhà vào trong khung hình. Bạn cũng có thể hiệu chỉnh phối cảnh bên trong phần mềm chỉnh sửa bạn chọn. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này sẽ khiến bạn bị mất các góc dưới cùng của hình ảnh – như bạn có thể thấy trong hình ảnh bên phải phía dưới. 

ong-kinh-ts-2

Đây là lúc mà ống kính 17mm có thể là một giải pháp cứu cánh. Trong hình ảnh bên dưới, chúng ta có thể dễ dàng có được một khung hình gồm cả ba tòa nhà cao nhất thế giới, trong khi vẫn có được phần bối cảnh xung quanh khá tốt.

ong-kinh-ts-3
17mm TS

Bây giờ chúng ta hãy xem ảnh sẽ ra sao nếu không có ống kính Tilt-shift. Chụp ở tiêu cự 16mm, về cơ bản bạn cần phải nghiêng máy ảnh của mình lên để đưa các tòa nhà vào khung hình. Chụp các tòa nhà cao tầng theo cách này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn xa để ước lượng trước phần hình ảnh mà bạn sẽ bị mất do hiệu chỉnh phối cảnh.

ong-kinh-ts-4

Tóm tắt lại, ống TS 17mm không gây ra vấn đề gì và linh hoạt hơn trong việc tạo khung hình. TS 24mm cần xử lý các góc dưới cùng bị cắt mất. Và trong trường hợp này, ống kính 16-35mm cho chúng ta một hình ảnh có thể chấp nhận được.

ong-kinh-ts-5
So sánh ảnh chụp giữa 3 ống kính khác nhau

A2 – Tòa nhà SOHO Fuxing

Một tòa tháp văn phòng cao 100 mét là một dự án trong công trình phức hợp của SOHO Fuxing ở khu vực Xintiandi, thành phố Thượng Hải. Tòa tháp này nằm dọc theo một ngã tư rợp bóng cây xanh. 

Một lần nữa, chúng ta hãy bắt đầu với ống kính TS 24mm. Do ở gần tòa nhà, bạn không thể chụp toàn bộ tòa nhà trong một khung hình bằng ống kính này, ngay cả khi bạn nghiêng nó lên trên.

ong-kinh-ts-6
24mm TS

Tình huống này đã cho thấy ống kính TS 17mm là một thứ không thể thiếu bên cạnh bạn. Ngay cả trong những khu vực chật hẹp như vậy, chúng ta vẫn có thể đưa toàn bộ tòa nhà vào khung hình, cũng như chụp được một phần tiền cảnh tốt – một giao lộ rợp bóng cây là nét tinh túy của Thượng Hải.

ong-kinh-ts-7
17mm TS

Giờ hãy cùng xem liệu ống kính 16-35mm có thể làm được điều đó hay không nhé. Kéo tiêu cự về 16mm và nghiêng ống kính lên, bạn có thể thấy rằng, sau khi hiệu chỉnh phối cảnh, chúng ta chỉ lấy được đỉnh của tòa nhà và để lại một vài khoảng trống khá lớn ở các góc dưới cùng. Lựa chọn của bạn lúc này sẽ là cắt thật gần và bỏ đi giao lộ ở phía trước nhưng trông bức ảnh sẽ khá tệ đấy. Nếu bạn có một ống kính zoom rộng hơn, chẳng hạn như 14mm hoặc 12mm, bạn có thể tạo ra một hình ảnh tạm chấp nhận được. 

ong-kinh-ts-8
Ảnh bên phải có thể phải bỏ mất phần giao lộ

Để tóm tắt tình huống này, dưới đây là 3 hình ảnh so sánh:

ong-kinh-ts-9
So sánh ảnh chụp của 3 loại ống kính khác nhau

Cùng quay trở lại vào cuối buổi chiều, khi ánh sáng tốt hơn và có một số đám mây che phủ khá đẹp. Và sản phẩm nhận được là hình ảnh này:

ong-kinh-ts-10
17mm TS

Những bức ảnh chụp hỏng với ống kính 16-35mm

ong-kinh-ts-11
Chọn góc tốt nhưng ảnh chưa được hoàn hảo lắm!
ong-kinh-ts-12
Toà nhà cao nhất đã bị cắt mất phần trên
ong-kinh-ts-13
Ảnh đã bị mất góc quá nhiều
ong-kinh-ts-14
Ảnh đã bị mất góc quá nhiều

Tình huống B

Có một số điều bạn cần phải cân nhắc và xem xét. Thứ nhất, tòa nhà thường trông cao hơn và có sức sống hơn khi sử dụng ống kính TS 17mm hơn là ống kính 24mm. Tuy nhiên với ống kính 17mm, mọi thứ có thể bị bóp méo, đặc biệt nếu chủ thể nằm lệch tâm trong khung hình hoặc quá gần máy ảnh. Điều thứ hai cần xem xét khi bạn ở trong tình huống này là các yếu tố tiền cảnh. Với các tòa nhà cao tầng, đôi khi khoảng cách bạn cần lùi lại để đưa tòa nhà vào khung hình với ống kính TS 24mm (so với 17mm) có thể là xa hơn và do đó những gì ở tiền cảnh có thể hoàn toàn khác. Hãy xem một vài ví dụ.

B1 – Trung tâm Jing’an Kerry

Trong hình ảnh đầu tiên phía dưới được chụp bằng ống kính TS 17mm, tòa tháp có khối hình hộp tương đối đơn giản. Nhược điểm là phần vạch kẻ đường và mấy toà nhà thấp ở tiền cảnh bị kéo căng và dài ra trông không tự nhiên vì nó gần máy ảnh và ở rìa khung hình.

ong-kinh-ts-15
17mm TS

Bây giờ hãy xem hình ảnh được chụp xa hơn với ống TS 24mm. Như bạn có thể thấy, tòa tháp trông đẹp hơn, khối phía dưới của tòa nhà thực tế hơn. Quan trọng hơn, thay vì nhìn thấy con đường ở phía trước, giờ đây chúng ta nhìn thấy vỉa hè có người đi lại và những cái cây xung quanh. Bức ảnh đã trở nên sống động hơn.

ong-kinh-ts-16
24mm TS

Đặt cạnh 2 hình trên với nhau sẽ làm nổi bật những điểm khác biệt. Các yếu tố tiền cảnh khác nhau tạo ra hai hình ảnh rất khác nhau.

ong-kinh-ts-17
So sánh 2 bức ảnh với tiền cảnh khác nhau

Cuối cùng, Justin quyết định quay lại vào sáng hôm sau để đón tòa nhà trong ánh nắng vàng sớm mai. Khía cạnh thú vị nhất của tòa nhà này là trông như những khối hộp xếp chồng lên nhau. Justin đã chụp ảnh phía dưới này với TS 24mm từ khoảng giữa hai nơi anh ấy đã chụp hai hình ảnh thử nghiệm bên trên. Anh ấy đã phải nghiêng máy ảnh lên một chút để đưa trọn toà tháp vào khung hình. Phối cảnh của tòa tháp trông rất tự nhiên và có phần tiền cảnh thật sự đẹp mắt.

ong-kinh-ts-18
24mm TS

B2 – Tháp Gubei SOHO

Ví dụ thứ hai sử dụng tháp văn phòng Gubei SOHO cao 170 mét làm chủ thể để thể hiện ưu – nhược điểm giữa hai ống kính 17mm và 24mm.

Ảnh được chụp bằng ống TS 17mm thực sự làm nổi bật chiều cao của tháp. Một lần nữa, giống như trong ví dụ trước, chúng ta có một con đường đông đúc ở phía trước.

ong-kinh-ts-19
17mm TS

Thêm một chút bầu trời vào phía trên tháp sẽ giúp bạn chỉnh ảnh dễ dàng hơn trong Photoshop.

ong-kinh-ts-20
Ảnh sau khi đã thêm một chút bầu trời

Đối với ảnh được chụp bằng ống TS 24mm, chúng ta tiếp cận tòa nhà từ phía sau một chiếc công viên gần đó.

ong-kinh-ts-21
24mm TS

Cùng một tòa nhà, chúng ta đã thể hiện theo hai cách chụp khác nhau. Một là cô lập tòa tháp và nhấn mạnh chiều cao của nó. Ảnh còn lại kể một câu chuyện rất khác và đặt tòa nhà vào trong môi trường xung quanh nó. Cả hai ảnh đều rất có giá trị và có thể được xử lý hậu kỳ thành những hình ảnh tuyệt vời.

Tình huống C – Chụp từ cùng một vị trí

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem tác động của các ống kính khác nhau khi chụp cùng một tòa nhà cao tầng từ cùng một vị trí sẽ như thế nào nhé.

C1 – Tháp Qiantan

Trong ví dụ này, Justin đã ở một vị trí đủ xa tòa nhà để dễ dàng đưa nó vào khung hình bằng bất kỳ ống kính nào trong 3 ống kính trên. So sánh dưới đây là hình ảnh chụp thẳng từ máy ảnh và không crop.

ong-kinh-ts-22
Ảnh so sánh giữa 3 ống kính khác nhau

Sau khi cắt xén, chúng ta nhận được kết quả khá giống nhau (không có sự khác biệt về độ phân giải).

ong-kinh-ts-23
3 ảnh sau khi đã được cắt xén

C2 – Quảng trường Wheelock

Một so sánh cuối cùng cho thấy kết quả tương tự. Ống kính TS 17mm và 16-35mm mang lại sự linh hoạt nhất trong việc cắt xén, với khả năng lấy được nhiều bối cảnh hơn.

ong-kinh-ts-24
Ảnh so sánh 3 kết quả chụp

Hy vọng rằng những so sánh trong bài viết này đã chỉ ra những khó khăn mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng những loại ống kính bên trên và giúp bạn có thể chụp các tòa nhà cao tầng một cách chuẩn xác và đẹp mắt hơn. 

Theo Alpamanac

Contributor
Bạn có thích bài viết của Thanh Ngoan không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel