Chắc hẳn tất cả chúng ta đều yêu thích các giả lập phim của Fujifilm. Chỉ với một nút bấm, bạn có thể áp dụng một số chế độ giả lập tuyệt vời cho ảnh của mình. Tuy nhiên giả lập phim Fujifilm nào hoạt động tốt nhất và kém nhất trong điều kiện ánh sáng yếu với giá trị ISO cao? Cùng Vietpixel tìm hiểu nhé.

Đây là một bài viết chia sẻ của tác giả Chris Lee. Giới thiệu về tác giả: Chris Lee là một nhiếp ảnh gia, huấn luyện viên kỹ thuật và biên tập video ở khu vực Atlanta, người quản lý kênh YouTube pal2tech. Gần đây, anh ấy đã chuyển hướng sang dạy nhiếp ảnh và yêu thích công việc này hơn cả việc cầm máy lên và chụp ảnh. 

Chỉ với mục đích giải trí, Chris Lee đã thử nghiệm tất cả các giả lập film trên X-T4. Kết quả sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy.

gia-lap-phim-1
Chris Lee đã thử nghiệm tất cả các giả lập film trên X-T4

Thử nghiệm từng giả lập phim

Đối với những bạn mới sử dụng Fujifilm hoặc nhiếp ảnh nói chung, bất cứ khi nào bạn tăng giá trị ISO của máy ảnh, bạn đang khuếch đại điện tích từ các photon ánh sáng chạm vào cảm biến của máy ảnh. Nếu bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, tăng ISO là một trong ba cài đặt mà bạn có thể thực hiện để có thể thu được nhiều ánh sáng hơn trong ảnh.

Đối với thử nghiệm này, Chris Lee chỉ sử dụng ảnh JPEG trực tiếp của máy ảnh. Lý do là chất lượng hình ảnh trên các tệp RAW phụ thuộc nhiều các phần mềm RAW hậu kỳ mà bạn đang sử dụng (ví dụ: Lightroom, Capture One, v.v.).

gia-lap-phim-2

Chris Lee chụp bằng máy X-T4, sử dụng ống kính 35mm f/2 với các cài đặt ánh sáng giống hệt nhau cho mỗi lần chụp. Chris Lee cũng loại bỏ các cài đặt chất lượng hình ảnh bổ sung trong máy ảnh như độ sắc nét, độ chi tiết, v.v. 

Chris Lee muốn xem kết quả dựa trên cài đặt máy ảnh mặc định. Nếu anh ấy đặt Giảm nhiễu thành +2 hoặc Độ sắc nét thành -3, điều đó sẽ ảnh hưởng đến phần nhiễu trong ảnh. Mục đích của Chris Lee chỉ muốn thử kiểm tra với giá trị 0 cho tất cả các cài đặt IQ của menu.

Chris Lee đã thử nghiệm từng giả lập trong số 12 giả lập phim chính ở các giá trị ISO sau: 1600, 3200, 6400 và 12800. Đó là tất cả các giá trị ISO gốc cho máy ảnh. Ngoài ra, anh cũng đã thử nghiệm thêm hai giá trị ISO là 25.600 và 51.200. Chúng được gọi là các giá trị ISO “mở rộng” hoặc “giả lập”. Và chúng được áp dụng cho hình ảnh đã chụp của bạn ngay trước khi máy ảnh lưu tệp vào thẻ SD.

Kết quả

Để có cái nhìn sâu hơn về hình ảnh cũng như quy trình, v.v., bạn có thể xem toàn bộ video ở bên trên. Dưới đây là một số ảnh chụp màn hình và một số dữ liệu tóm tắt ngắn gọn những gì Chris tìm thấy.

gia-lap-phim-3
gia-lap-phim-4
gia-lap-phim-5

ISO dưới 1600

Tất cả các giả lập phim đều giống hệt nhau, chỉ có điều chế độ ACROS cố tình có thêm hiệu ứng grain.

ISO 1600

  • Tất cả các giả lập phim hầu hết giống hệt nhau. Bạn phải zoom lên mức 300% mới có thể thấy nhiều sự khác biệt.
  • Độ noise thấp nhất: chế độ PROVIA, Pro Negative Standard và Monochrome (đơn sắc).
  • Độ noise cao nhất: chế độ ACROS và Bleach Bypass

ISO 3200

  • Bạn có thể thấy sự khác biệt khi ảnh được phóng to ở mức 200%.
  • Độ noise thấp nhất: chế độ PROVIA, Pro Negative Standard và Monochrome (đơn sắc).
  • Độ noise cao nhất: chế độ Classic Negative, ACROS và Bleach Bypass.

ISO 6400

  • Bây giờ bạn có thể thấy sự khác biệt của ảnh ở mức zoom 100%.
  • Độ noise thấp nhất: chế độ Pro Negative Standard và Monochrome.
  • Độ noise cao nhất: chế độ ACROS và Bleach Bypass.

>> LƯU Ý: Ở cấp độ này, tôi cũng bắt đầu thấy rằng chế độ PROVIA có nhiều noise hơn so với Pro Negative Standard. 

ISO 25,600 and 51,200

  • Độ noise thấp nhất: chế độ Pro Negative Standard và Monochrome.
  • Độ noise cao nhất: chế độ ACROS và Bleach Bypass.

Kết luận

Chế độ Monochrome ít nhiễu hơn nhiều so với ACROS ở tất cả các dải ISO cao hơn. Trong quá trình thử nghiệm, có thể kết luận rằng Fujifilm đã thêm một số hiệu ứng grain và nhiễu bổ sung vào ACROS để giúp mang lại cho nó vẻ ngoài độc đáo. Vấn đề là, ở các giá trị ISO cao hơn nhiều, những hiệu ứng này bắt đầu bị phá vỡ. Nếu bạn định chụp với ACROS, tôi nghĩ bạn không nên để ISO vượt quá 3200. Ngoài ra, cần chắc chắn rằng cài đặt hiệu ứng grain trên máy ảnh của bạn đã được tắt.

PROVIA, VELVIA, ASTIA, ETERNA, Pro Negative High và Sepia – tất cả các hiệu ứng này đều hoạt động tốt và có hiệu suất ổn định ở các giá trị ISO cao hơn. Trong nhóm này, PROVIA đã giành chiến thắng khi bạn bắt đầu phải nhìn ảnh ở mức phóng đại 300% trở lên.

Nếu bạn đang chụp ở ISO 3200 trở lên, bạn cần tránh hiệu ứng Bleach Bypass, ACROS và Classic Negative. Khi bạn vượt quá ISO 6400, bạn không nên sử dụng bất kỳ hiệu ứng giả lập phim nào trong số 3 phim đó nếu muốn giảm nhiễu ở mức tối thiểu.

Hiệu ứng đã giành chiến thắng chính là Pro Negative Standard và ETERNA. Nếu bạn định chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và cần đặt các giá trị ISO rất cao, bạn có thể muốn thử cả 2 hiệu ứng trên. Cả Pro Negative Standard và ETERNA đều cho ra kết quả tổng thể tốt nhất và nhất quán nhất.

Hãy nhớ rằng mọi thứ tôi đã đề cập ở trên đều liên quan đến hình ảnh định dạng JPEG và được chuyển thẳng từ máy ảnh. Nếu bạn đang chụp ở định dạng ảnh là RAW, bạn có thể sẽ linh hoạt hơn nhiều và kết quả ảnh sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phần mềm xử lý hậu kỳ của bạn (Ps, Color One,..).

Đây là một bài kiểm tra khá thú vị để thử xem cách các hiệu ứng giả lập phim của Fuji xử lý các dải ISO cao hơn. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng ISO không thực sự tạo ra nhiễu, nó chỉ khuếch đại nhiễu đã có trong hình ảnh của bạn. Nếu bạn muốn giảm nhiễu trong hình ảnh của mình, không nhất thiết phải luôn mặc định tăng ISO. Thay vào đó, hãy tăng độ phơi sáng bất cứ khi nào bạn có thể bằng cách cho thêm nhiều ánh sáng hơn hoặc thay đổi tốc độ màn trập hoặc khẩu độ.

Theo Petapixel

Contributor
Bạn có thích bài viết của Thanh Ngoan không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel