ong-kinh-sigma
Đánh giá ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN

Cùng khám phá ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN dành cho các máy ảnh cảm biến crop ngàm E-mount của Sony và Leica L-mount. 

Về thiết kế

Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN Contemporary gây ấn tượng với người dùng bởi kích thước khá nhỏ nhắn của chiếc ống kính này. Tuy nhiên, việc có một phạm vi zoom từ rộng đến hẹp và khẩu độ f/2.8 không đổi khiến người dùng mong đợi một thứ gì đó lớn hơn.

ong-kinh-sigma-1
Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN Contemporary có kích thước khá nhỏ nhắn

Ống kính có kích thước dài 2,9 inch (74,5 mm) và chỉ nặng 10,2 ounce (290 gram) và có đường kính 2,6 inch. Khi được phóng to lên 50mm, ống kính sẽ mở rộng thêm 1 inch chiều dài. Nhìn chung, đây là một ống kính nhỏ gọn đẹp mắt được làm từ chất liệu Composite ổn định nhiệt – một chất liệu yêu thích của Sigma. Nhiều chuyên gia đánh giá ống kính này hoàn toàn phù hợp với máy ảnh Sony a6600.

ong-kinh-sigma-2
Ống kính này phù hợp với máy ảnh Sony a6600

Vòng zoom cao su có độ căng thích hợp, các thành phần phía trước của ống kính không quá nặng, không có hiện tượng thu phóng bị rung khi di chuyển. Vòng lấy nét chỉ được làm bằng nhựa không có cao su nhưng nó có khả năng xoay êm ái và không gây nhiều tiếng ồn.

Thật không may, không có thêm các nút điều khiển bên ngoài ống kính như nút giữ lấy nét có thể tùy chỉnh hoặc công tắc AF/MF. Sigma ưu ái kích thước nhỏ gọn chắc chắn sẽ không dành chỗ cho bất kỳ nút nào với thiết kế của ống kính hiện tại. Nhưng dù sao đi chăng nữa, Sigma 18-50mm ít nhất đã được thiết kế để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết một phần do ngàm ống kính có miếng đệm cao su dùng để ngăn nước bắn hoặc bụi dính vào đó.

>>> Xem thêm: Sony ra mắt ống kính 70-200mm f/2.8 GM OSS II “nhẹ nhất thế giới”

Chất lượng hình ảnh

Phần bên trong ống kính được cấu tạo bởi 13 thấu kính, được chia thành 10 nhóm, trong đó có 1 thấu kính SLD và 3 thấu kính phi cầu. Trong suốt quá trình thử nghiệm, người ta thường thấy bóng mờ ống kính xuất hiện bất cứ lúc nào chụp ngược sáng. Ngoài ra còn thấy có viền màu khi chụp các vật thể có độ tương phản cao và hiện tượng này trở nên rõ ràng hơn khi chụp ở tiêu cự 18mm.

ong-kinh-sigma-3
Ảnh chụp bởi Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN
ong-kinh-sigma-4
Ảnh chụp bởi Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN

Sigma nói rằng viền màu được giảm thiểu bên trong thông qua máy ảnh, nhưng cũng tùy vào từng loại máy ảnh sẽ cho kết quả khác nhau.

Độ sắc nét

Các chuyên gia thấy rằng ở trung tâm tiêu cự 18mm sẽ cho độ sắc nét nhất ở khẩu độ  f/6.3. Góc rộng ở f/2.8 với tiêu cự 50mm sắc nét hơn 18mm. Trong bài kiểm tra độ sắc nét phần góc ảnh ở tiêu cự 50mm, để khẩu giữa f/11 và f/14 sẽ cho ảnh tốt nhất.

ong-kinh-sigma-5
Độ sắc nét góc – 18mm
ong-kinh-sigma-6
Độ sắc nét góc – 50mm

Hiệu ứng mờ viền

Khi tắt tính năng chỉnh sửa ống kính trong máy ảnh, các chuyên gia đã xem ống kính này có loại hiệu ứng mờ viền nào trước khi chuẩn hóa độ phơi sáng. Ở tiêu cự 18mm, hiện tượng mờ viền khá rõ khi chụp ở chế độ mở rộng và đương nhiên sẽ cần hiệu chỉnh khá nhiều để có được độ phơi sáng đồng nhất trên toàn khung hình. Ở f/5.6, hiệu ứng mờ viền được giảm xuống ở phần góc ảnh và ở f/7.1 sẽ xuất hiện rõ ràng hơn.

ong-kinh-sigma-7
Hiệu ứng mờ viền ở 18mm
ong-kinh-sigma-14
Hiệu ứng mờ viền ở 50mm

Ở tiêu cự 50mm, ống kính cho thấy sự cải thiện về điểm dừng thứ ba so với 18mm và hiệu ứng mờ viền rõ ràng hơn ở f/6.3. Khi bật lại tính năng chỉnh sửa thấu kính trong máy ảnh, bạn vẫn nên lưu ý đến việc lấy nét tự động gần rìa khung hình.

Hiệu ứng Bokeh

Tiếp theo, các vùng mất nét trong ảnh chụp bằng ống kính này không quá tệ, nhưng cũng không quá tuyệt vời. Hậu cảnh không khiến người nhìn cảm thấy rối mắt và các bóng mờ không bị hiện tượng sắc cạnh. Phần hình lấy nét vẫn đảm bảo hiển thị sắc nét, không bị nhòe theo hậu cảnh.

ong-kinh-sigma-8
Ảnh chụp ở tiêu cự 18mm
ong-kinh-sigma-9
Ảnh chụp ở tiêu cự 50mm

Tự động lấy nét

Tự động lấy nét tốt là một điểm cộng của ống kính này. Khả năng bắt kịp chủ thể trên máy Sony a6600 đáng được khen ngợi. Ở cả hai đầu tiêu cự 18mm và 50mm, bạn có thể thoải mái chụp ảnh liên tục mà không sợ bị mất nét.

ong-kinh-sigma-10
Ảnh chụp ở tiêu cự 18mm

Một yếu tố ấn tượng khác của ống kính này là khả năng lấy nét gần. Ở 18mm, hầu như mọi thứ ở phía trước ống kính đều khá dễ dàng để lấy nét. Ngay cả ở 50mm, tiêu cự gần chỉ cách mặt trước của ống kính vài inch. Tuy nhiên cũng có những điểm không hoàn hảo như viền màu xuất hiện quá nổi bật ở những khoảng gần này, và việc giảm khẩu độ xuống để bù sáng là rất quan trọng.

ong-kinh-sigma-11
Ảnh chụp ở tiêu cự 50mm

Nhanh, Sắc nét, Nhỏ gọn

Sigma 18-50mm f/2.8 là một ống kính khá hấp dẫn đối với người dùng vì kích thước nhỏ, hiệu suất lấy nét tự động tuyệt vời, khẩu độ không đổi và độ sắc nét cao. Chất lượng hình ảnh bị giảm đi ở một số trường hợp – chẳng hạn như nguồn sáng quá mạnh gây ra bóng mờ hoặc viền màu trên các vật thể có độ tương phản cao. Ống kính này hiện đang được Sigma bán với giá 550 USD.

ong-kinh-sigma-12
Ảnh chụp bởi Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN
ong-kinh-sigma-13
Ảnh chụp bởi Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN

Có lựa chọn thay thế nào không?

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Sigma không tạo ra bất kỳ sản phẩm cạnh tranh song song nào với ống kính này. Lý do vì Sigma muốn đây sẽ là ống kính f/2.8 nhỏ nhất và nhẹ nhất trên thị trường.

Tuy nhiên vẫn có một lựa chọn khác dành cho bạn, đó là ống kính kit Sony PZ 16-50mm f/3.5-5.6 OSS rẻ hơn, giá chỉ ở mức 300 USD và hoạt động khá ổn định, nhưng sẽ hơi chậm và chất lượng hình ảnh không thể so sánh với Sigma.

ong-kinh-sigma-15
Ảnh chụp bởi Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN

Tiếp theo là ống kính Sony 16-55mm f/2.8 G đang vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Sigma, nhưng lại có giá cao hơn gấp đôi ở mức 1.300 USD. Chúng ta cũng có ống kính Tamron 17-70mm f/2.8 Di III-A VC RXD khá giống với Sigma. Ống kính này có tiêu cự dài đến 70mm, nhưng cũng đắt hơn ống kính Sigma khoảng 250 USD.

Có nên mua ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN?

Câu trả lời là có. Ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN Contemporary không phải là một ống kính hoàn hảo mà không có bất kỳ lỗi lầm nào nhưng cũng không phải là một ống kính tồi. Ống kính hoạt động khá hiệu quả ở khả năng lấy nét tự động, độ sắc nét và kích thước nhỏ gọn. Đặc biệt, chất lượng hình ảnh là đủ tốt so với mức giá, khiến chiếc ống kính trở nên đáng mua hơn bao giờ hết.

Theo Petapixel

Contributor
Bạn có thích bài viết của Thanh Ngoan không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel