Đây là phần đầu tiên trong series nhiếp ảnh phong cảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Dylan Giannakopoulos. Để chụp được một bức ảnh phong cảnh đẹp không chỉ đơn giản là đi đến địa điểm, dựng camera và tripod sau đó đợi đến khi thiên nhiên hô biến ra phép màu. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian để lên kế hoạch, chuẩn bị và cả một chút may mắn. 

Dưới vai trò là một nhiếp ảnh gia phong cảnh, chúng ta bị ràng buộc bởi mẹ thiên nhiên và cả hàng tháng trời để lên kế hoạch, nếu những ngôi sao không xếp thẳng hàng thì rất có thể bạn sẽ phải rời đi mà không có kết quả gì. Đó là khao khát ghi lại một điều gì đó thật đặc biệt, dù cho rất ít cơ hội để thành công, là nhiên liệu thôi thúc bạn (cùng với một vài tách cà phê) vào những buổi chụp sớm và giữa khuya.

Cùng khám phá và thảo luận một số mẹo quan trọng nhưng chưa hẳn đã được chia sẻ rộng rãi cho nhiếp ảnh phong cảnh, để khi bình minh tuyệt diệu lên cao, bạn đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng!

Tôi quyết định chụp lại khung cảnh này theo chiều đứng kiểu chân dung để Nhà thờ Thánh Peter (ở bên phải) trở thành tâm điểm. Dựa trên quy tắc một phần ba, tôi đã căn chỉnh phần chóp của mái vòm cùng điểm giao ở trên cùng bên phải, và cây cầu được căn chỉnh phù hợp với đường thứ ba phía dưới. Vì khung cảnh có hơi ngược sáng, tôi đã điều chỉnh trộn phơi sáng bằng cách sử dụng mặt nạ độ sáng để khôi phục các phần đổ bóng một cách rõ ràng và cân bằng độ phơi sáng của tổng thể bức ảnh. Sony A7R III, ống kính Sony FE 70-200mm f/4 @ 119mm. 10 giây @ f8, ISO 100.
Tôi quyết định chụp lại khung cảnh này theo chiều đứng kiểu chân dung để Nhà thờ Thánh Peter (ở bên phải) trở thành tâm điểm. Dựa trên quy tắc một phần ba, tôi đã căn chỉnh phần chóp của mái vòm cùng điểm giao ở trên cùng bên phải, và cây cầu được căn chỉnh phù hợp với đường thứ ba ở phía dưới. Vì khung cảnh có hơi ngược sáng, tôi điều chỉnh trộn phơi sáng bằng cách sử dụng mặt nạ độ sáng để khôi phục các phần đổ bóng một cách rõ ràng và cân bằng độ phơi sáng của tổng thể bức ảnh. Sony A7R III, ống kính Sony FE 70-200mm f/4 @ 119mm. 10 giây @ f8, ISO 100.

Đặt nền tảng cho bố cục bằng các yếu tố tiền cảnh

Trong nhiếp ảnh phong cảnh, tận dụng các yếu tố tiền cảnh chính là một cách tuyệt vời để nhấn mạnh chiều sâu và sự cân bằng cho một bố cục. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng khi chụp ở tiêu cự siêu rộng. Nếu bạn không hiểu cách nói này, các yếu tố tiền cảnh là điểm nhấn nằm ở những khu vực gần camera nhất.

Yếu tố tiền cảnh phải nổi bật lên trên môi trường xung quanh bằng một sự khác biệt về kết cấu, tông hoặc màu. Có thể là một đóa hoa rực rỡ, một hoa văn thú vị đặt trong hồ băng hay thậm chí là hình ảnh phản chiếu trong vũng nước. Yếu tố tiền cảnh chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn mà thôi. 

Yếu tố tiền cảnh đóng vai trò như một đối trọng, giúp cân bằng các bố cục có chủ thể hậu cảnh chiếm ưu thế quá mức. Chúng cũng cung cấp một điểm tham chiếu cho cái nhìn của người xem để đo độ sâu của bức ảnh. Khi tiếp cận bố cục, tôi tìm kiếm sự cân bằng và gắn kết giữa phần tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Tôi quan tâm đến việc truyền tải các điểm quan tâm của mình để tổng thể không chỉ tập trung vào một phần (ví dụ: hậu cảnh).

Mặc dù vị trí chụp sẽ ảnh hưởng phần lớn đến trung cảnh hoặc kể cả hậu cảnh, trong hầu hết trường hợp, bạn vẫn sẽ phải kiểm soát phần tiền cảnh của mình. Nên hãy chắc chắn rằng bạn đến địa điểm chụp sớm và dành thời gian để chọn lọc các yếu tố tiền cảnh vì chúng có thể sẽ có tác động đáng kể đến bố cục của bạn.

Bức ảnh là một sự kết hợp, được tạo ra bằng cách sử dụng độ phơi sáng và chụp trong quãng thời gian kéo dài 2 giờ. Phần núi tiền cảnh được chụp trễ một chút sau blue hour khi xung quanh vẫn còn đủ ánh sáng để chụp ở f/1.6 và ISO 100. Khi ánh sáng xung quanh dần tắt và những ngôi sao bắt đầu xuất hiện, tôi điều chỉnh khẩu độ lên f/2.8, lấy nét lại ống kính và áp dụng nguyên tắc 500 để tính toán tốc độ màn trập. Sony A7R III, ống kính Zeiss Batis 18mm f/2.8. 61s @f16, ISO 100 (tiền cảnh); 25s @f2.8, ISO 1600 (bầu trời).
Bức ảnh là một sự kết hợp, được tạo ra bằng cách sử dụng độ phơi sáng và chụp trong quãng thời gian kéo dài 2 giờ. Phần núi tiền cảnh được chụp trễ một chút sau blue hour khi xung quanh vẫn còn đủ ánh sáng để chụp ở f/1.6 và ISO 100. Khi ánh sáng xung quanh dần tắt và những ngôi sao bắt đầu xuất hiện, tôi điều chỉnh khẩu độ lên f/2.8, lấy nét lại ống kính và áp dụng nguyên tắc 500 để tính toán tốc độ màn trập. Sony A7R III, ống kính Zeiss Batis 18mm f/2.8. 61s @f16, ISO 100 (tiền cảnh); 25s @f2.8, ISO 1600 (bầu trời).

Nhiều hơn chưa hẳn là tốt hơn

Trong nhiếp ảnh phong cảnh, bạn thường sẽ muốn độ sâu trường ảnh (DoF) đủ để đảm bảo rằng mọi thứ từ yếu tố tiền cảnh gần nhất cho đến hậu cảnh đều thật sắc nét.

Bạn có thể đạt được điều này bằng cách giảm khẩu độ của ống kính và tăng DoF, từ f/5.6 lên f/13 chẳng hạn. Nếu chụp ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kính sẽ đạt được DoF lớn nhất, vậy tại sao bạn không chụp phong cảnh ở khẩu độ nhỏ nhất có thể?

Giống như hầu hết các lĩnh vực khác, nhiếp ảnh cũng cần sự thỏa hiệp. Ngoài việc giảm ánh sáng lọt vào khung hình, giảm kích thước khẩu độ sẽ tăng sức ảnh hưởng của nhiễu xạ. Tôi sẽ ghi chú lại lời giải thích chuyên môn cho các nhà vật lý, trong nhiếp ảnh, nhiễu xạ gây ra sự hóa mềm cho các chi tiết nhỏ, điều này sẽ làm giảm độ sắc nét khi khẩu độ của ống kính nhỏ hơn. 

Một điều đáng tiếc là dù cho ống kính có mắc tiền đến đâu, chúng đều sẽ bị nhiễu xạ. Nên vì thế, sẽ có một biểu hiện của hiệu suất giảm dần. Mặc dù tăng DoF sẽ khiến phần tiền cảnh và hậu cảnh trở nên sắc nét hơn, nhưng ở một điểm nhất định, nó sẽ phải trả giá bằng độ sắc nét của tổng thể bức ảnh.

Điều quan trọng chính là chọn một khẩu độ cung cấp DoF vừa đủ phù hợp, cờn hơn là chụp với một khẩu độ nhỏ không cần thiết. 

Đôi khi các nhà khí tượng học cũng đúng đấy chứ! Với dự báo thời tiết 100% mây cao và không hề có mây bay vừa hoặc thấp, tôi hào hứng bắt đầu chuyến đi đến Cape Schanck, Victoria để chụp Đá Pulpit. Tôi đã cảm thấy bối rối khi vừa đặt chân đến nơi vì bầu trời khá u ám. Tuy nhiên, vào cuối buổi hoàng hôn, bầu trời bừng lên màu sắc và tôi đã có thể ghi lại một số bức ảnh phơi sáng bù trừ trước khi nó biến mất. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 19mm. ⅛ giây @ f11, ISO 100.
Đôi khi các nhà khí tượng học cũng đúng đấy chứ! Với dự báo thời tiết 100% mây cao và không hề có mây bay vừa hoặc thấp, tôi hào hứng bắt đầu chuyến đi đến Cape Schanck, Victoria để chụp Đá Pulpit. Tôi đã cảm thấy bối rối khi vừa đặt chân đến nơi vì bầu trời khá u ám. Tuy nhiên, vào cuối buổi hoàng hôn, bầu trời bừng lên màu sắc và tôi đã có thể ghi lại một số bức ảnh phơi sáng bù trừ trước khi nó biến mất. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 19mm. ⅛ giây @ f11, ISO 100.

Tìm kiếm đường dẫn

Đường dẫn là một kỹ thuật tạo bố cục vô cùng hiệu quả trong nhiếp ảnh phong cảnh. Bằng cách tận dụng chiều hướng theo dõi của mắt đi theo các đường dẫn, bạn có thể dùng chúng để hướng người xem qua bố cục và tiêu điểm của bức ảnh. Đường dẫn cũng được xem như là yếu tố tiền cảnh, có thể dùng để truyền tải cảm giác về chiều sâu và kích thước.

Đường dẫn rất đa dạng hình dáng và kích thước. Chúng có thể cong, thẳng, chéo hoặc hội tụ và được tìm thấy trong cả tự nhiên lẫn các vật thể nhân tạo.

Chúng có thể không hẳn là một đường, mà là một đối tượng có hướng. Đó có thể là một bến tàu dẫn ra biển, độ cong của bãi biển hay những vệt sáng do ô tô tạo ra vào lúc hoàng hôn. Hình dạng của chúng có thể thay đổi nhưng tựu chung chính là thu hút sự chú ý của người xem và mang lại một cảm giác về kích cỡ.

Mặc dù có đến 25 nhiếp ảnh gia chen chúc nhau để chụp địa điểm này tại Vernazza, Ý, khi mặt trời lặn sau dãy núi, tất cả mọi người đều dọn dẹp đồ và rời đi trừ tôi và một nhiếp ảnh gia khác. Ngay sau đó, bầu trời rợp sắc màu, tạo nên khung cảnh hoàng hôn đẹp nhất mà tôi từng thấy trong chuyến đi kéo dài một tháng đến châu Âu. Một lời nhắc nhở bạn nên nán lại lâu thêm một chút vì bạn sẽ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đâu. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 34mm. 121 giây @f13, ISO 100.
Mặc dù có đến 25 nhiếp ảnh gia chen chúc nhau để chụp địa điểm này tại Vernazza, Ý, khi mặt trời lặn sau dãy núi, tất cả mọi người đều dọn dẹp đồ sau đó rời đi trừ tôi và một nhiếp ảnh gia khác. Ngay lập tức, bầu trời rợp sắc màu, tạo nên khung cảnh hoàng hôn đẹp nhất mà tôi từng thấy trong chuyến đi kéo dài một tháng đến châu Âu. Một lời nhắc nhở bạn nên nán lại lâu thêm một chút vì bạn sẽ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đâu. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 34mm. 121 giây @f13, ISO 100.

Đến sớm và chọn góc chụp trước!

Khi tôi mới bắt đầu chụp ảnh phong cảnh, tôi thường thay đổi vị trí của mình để chụp chủ thể từ mọi góc có thể. Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng tôi thường ở nhầm vị trí nếu bầu trời bật sáng màu sắc hoặc tôi sẽ mắc một lỗi đơn giản dưới áp lực, tỷ như bức ảnh thiếu sáng hoặc tầm nhìn không được thẳng. 

Sau khi đã lỡ mất quá nhiều cơ hội, tôi học được một bài học quý giá về việc đến sớm, đặt camera tại một địa điểm cố định và đợi cho đến khi mặt trời lặn. 

Khi có nhiều thời gian, bạn có thể khảo sát kỹ lưỡng vị trí để tìm ra bố cục yêu thích của mình. Lý tưởng nhất chính là không di chuyển camera khi nó đã được gắn vào tripod và từ lúc bạn tìm được bố cục chính xác.

Bằng cách đó, bạn có thể “đặt và quên” các thiết lập như chế độ camera, khẩu độ và tiêu điểm, cũng như chắc chắn đường chân trời được thẳng.

Và cuối cùng, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu rằng bầu trời có bừng lên sắc màu hay không hoặc là khi nào, cho nên hãy luôn nán lại lâu hơn một chút so với dự tính.

Trong vô số dịp, tôi đã thấy những nhiếp ảnh gia rời đi rất sớm và bầu trời chuyển đỏ rực chỉ ngay vài phút sau đó.

Trong khi kiểm tra độ phơi sáng để tính toán tốc độ màn trập, tôi nhận thấy rằng, không giống như những vệt sáng được tạo ra bởi ô tô, mà chính những chiếc xe buýt hai tầng mang tính biểu tượng của London mới tạo ra những đường chủ đạo hội tụ. Những vệt sáng độc đáo này đi vào từ các góc của khung hình và nhỏ dần về phía tháp. Khi tôi cài đặt xong tốc độ màn trập, vấn đề duy nhất lúc này chỉ là đợi cho đến khi chiếc xe buýt chạy ngang qua ngay chính xác lúc màn trập nhả. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 32mm. 8 giây @ f13, ISO 100.
Trong khi kiểm tra độ phơi sáng để tính toán tốc độ màn trập, tôi nhận thấy rằng, không giống như những vệt sáng được tạo ra bởi ô tô, mà chính những chiếc xe buýt hai tầng mang tính biểu tượng của London mới tạo ra các đường chủ đạo hội tụ. Những vệt sáng độc đáo này đi vào từ các góc của khung hình và nhỏ dần về phía tháp. Khi tôi cài đặt xong tốc độ màn trập, vấn đề duy nhất lúc này chỉ là đợi cho đến khi chiếc xe buýt chạy ngang qua ngay chính xác lúc màn trập nhả. Sony A7R III, ống kính Sony FE 16-35mm f/2.8 @ 32mm. 8 giây @ f13, ISO 100.

Đừng nên chỉ chụp bằng góc rộng

Bàn về việc lựa chọn ống kính, ống kính góc rộng là thiết bị không thể thiếu trong balo của các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Tuy nhiên, bạn nhất định không được lọt vào bẫy và chỉ chụp góc rộng. Mặc dù tôi chủ yếu sử dụng ống kính full-frame Sony FE 16-35mm f/2.8 GM, tôi cũng thường chuyển sang ống kính 55mm f/1.8 hoặc 70-200mm f/4.

Đa phần các nhiếp ảnh gia và khách du lịch có xu hướng chụp góc rộng theo mặc định. Sử dụng một ống kính standard hoặc ống kính tele có thể là một cách hay để ghi lại những phối cảnh độc đáo của cảnh quan.

Đối với những khung cảnh có quá nhiều chủ thể, lựa chọn góc rộng để chụp lại tất cả có thể khiến hình ảnh thiếu tiêu điểm chính xác và dẫn đến hoang mang đối với người xem. Khi chụp bằng ống kính tele, bạn có thể tách biệt một chủ thể và tạo ra bố cục nhìn rõ ràng hơn.

Chụp ở tiêu cự thông thường hay tiêu cự tele so với tiêu cự rộng cũng làm giảm trường nhìn. Điều này có thể hữu ích, giúp loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung ra khỏi khung hình của bạn, làm cho bố cục thêm rõ ràng và giảm bớt công việc trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ. Sử dụng trường nhìn hẹp hơn cũng sẽ tạo nên độ nén.

Đây là lúc hậu cảnh có vẻ lớn hơn so với chủ thể ở tiền cảnh khi so sánh với chụp trường nhìn rộng.

Về tác giả: Dylan Giannakopoulos – Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh phong cảnh, đời sống hoang dã, chân dung, đường phố, lễ cưới và bất cứ thể loại nào truyền cảm hứng cho anh. Xem thêm các tác phẩm của Dylan tại dylangiannaphotography.com.au.

Nguồn: australianphotography.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel