Nhiếp ảnh gia Nando Harmsen cùng bài viết chai sẻ về quá trình chụp ảnh nấm
Nhiếp ảnh gia Nando Harmsen cùng bài viết chai sẻ về quá trình chụp ảnh nấm

Xuyên suốt mùa thu, nấm gần như xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Những cây nấm này là những chủ thể được chào đón của các nhiếp ảnh gia thiên nhiên, nhưng đồng thời cũng sẽ trở thành một bài toán hóc búa để chúng trở nên thú vị qua những bức ảnh. Tôi đã tóm tắt một vài mẹo nhỏ họa chăng sẽ có ích cho bạn và một số cảm hứng chụp ảnh nấm.

Nếu bạn đi lang thang trong tự nhiên, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những cây nấm mọc hoang hải trong suốt mùa thu. Hình dáng của những cây nấm này rất đa dạng. Một số có thể lớn như một quả bóng chày, một số lại bé tí ti chỉ chừng vài milimet. Mặc dù đa số sẽ mang tông màu trung tính tự nhiên, vẫn có số ít loại khoác lên mình vẻ ngoài rất sặc sỡ.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia chụp ảnh nấm mà không suy nghĩ gì nhiều. Đa phần tôi cảm thấy điểm thuận lợi của những bức ảnh này được đặt quá cao và môi trường bao quanh cây nắm khá lộn xộn. Tôi được biết rằng nấm không phải những chủ thể có thể chụp một cách dễ dàng khi bạn bất chợt bắt gặp chúng trong một chuyến đi bộ đường dài. Bạn phải ra ngoài tự nhiên với một chủ ý để chụp nấm, vì nhiếp ảnh gia càng dày dạn kinh nghiệm thì sẽ càng tỏ rõ điều này.

Tôi đã tóm gọn một số mẹo có thể tạo cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh nấm. Một số điều có vẻ là hiển nhiên, thường thức, nhưng đôi khi vẫn cần nên chú ý.

Thiết bị cần thiết

Bạn không cần lúc nào cũng sử dụng ống kính macro để chụp ảnh nấm. Tất cả ống kính có khả năng chụp tương đối gần sẽ giúp bạn tạo nên những bức ảnh đẹp. Nhưng có thể sẽ không dễ dàng để chụp lại nó theo cách tốt nhất có thể, đặc biệt là khi nấm có kích thước quá nhỏ.

Bạn có thể sử dụng các ống mở rộng. Các thiết bị này sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn và đạt được độ phóng đại lớn hơn. Lấy ví dụ, tôi vô cùng yêu thích sự kết hợp giữa ống mở rộng 25mm và ống kính Canon EF 135mm f/2L. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng ống mở rộng cùng một ống kính 70-200mm, với tôi đây là sự kết hợp rất tuyệt vời và linh hoạt.

Ống mở rộng Canon EF25 và ống kính macro Canon EF 100mm f/2.8L 
Ống mở rộng Canon EF25 và ống kính macro Canon EF 100mm f/2.8L 

Tuy nhiên, ống kính macro có lẽ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất khi chụp nấm. Tôi sẽ gợi ý độ dài tiêu cự 100mm, nhưng thành phẩm cuối cùng vẫn sẽ tương tự nếu bạn thay đổi tiêu cự. Một số ống kính macro giúp bạn đạt được độ phóng đại 1:1 và giới hạn vùng lấy nét cũng sẽ không bị giảm như các ống mở rộng. Tất nhiên bạn cũng có thể kết hợp ống kính macro với ống mở rộng nếu bạn thích.

Ảnh hậu trường trong quá trình chụp ảnh nấm
Ảnh hậu trường trong quá trình chụp ảnh nấm

Mẹo 1: Chụp ngang tầm mắt

Nghe có vẻ hơi kỳ quặc vì nấm làm sao mà có mắt được? Nhưng nếu bạn tưởng tượng ra một thần lùn đang đứng kế bên cây nấm, bạn có thể nghĩ đến việc chụp từ điểm thuận lợi của chú lùn. Nói cách khác, hãy đặt camera của bạn trên nền rừng.

Tưởng tượng một thần lùn đứng cạnh cây nấm và đặt camera ngang tầm mắt của chúng
Tưởng tượng một thần lùn đứng cạnh cây nấm và đặt camera ngang tầm mắt của chúng

Điều này không có nghĩa rằng đặt điểm thuận lợi trên cao lúc nào cũng sai, nhưng trong hầu hết trường hợp, vị trí sẽ thấp khiến bức ảnh trở nên thú vị. Điều này giúp bạn tạo ra bố cục tốt hơn mà không có các vật cản lộn xộn ở xung quanh và chơi đùa cùng ánh sáng sẵn có trong thiên nhiên cũng sẽ tốt hơn nhiều.

Mẹo 2: Sử dụng độ sâu trường ảnh

Nấm thường được tìm thấy trong môi trường có phần bề bộn. Cỏ, rêu, lá, cành cây và lá thông chỉ là một trong số các yếu tố bao quanh nấm. Bằng cách sử dụng độ sâu trường ảnh hẹp, bạn có thể tách biệt nấm khỏi môi trường xung quanh. 

trước khi điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp nấmsau khi điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp nấm

Độ sâu trường ảnh có thể dễ dàng điều chỉnh bằng ống kính macro hoặc ống mở rộng. Nhưng nếu bạn đang chụp một cây nấm có kích thước lớn, điều này có lẽ khó khăn hơn một chút. Hãy dành thời gian để tìm ra khung ảnh đẹp nhất có thể mà ít gây mất tập trung nhất. Nhưng bạn cũng có thể chọn dọn dẹp các vật cản xung quanh. 

Mẹo 3: Dọn dẹp các vật cản chung quanh

Bạn đã tìm được một cây nấm đẹp để chụp chưa? Hãy chắc chắn rằng trong khung hình không có bất kỳ yếu tố nào gây xao nhãng nhé. Cách tốt nhất để đạt được điều này chính là dọn dẹp sạch các vật cản ở chung quanh. Xóa lá, lá thông, cành cây và có thể là cả cỏ. Đừng phá hủy cả khung cảnh, nhưng hãy chạm trổ trực tiếp các vật bao quanh nếu có thể.

Dọn dẹp các yếu tố bao quanh sẽ giúp cây nấm trở nên nổi bật và không gây xao nhãng tổng thể
Dọn dẹp các yếu tố bao quanh sẽ giúp cây nấm trở nên nổi bật và không gây xao nhãng tổng thể

Mẹo 4: Chơi đùa với ánh sáng tự nhiên

Đây có lẽ là phần thú vị nhất trong quá trình chụp ảnh nấm. Đặc biệt là khi chụp trong rừng, ánh sáng đa phần sẽ rất đẹp và tràn ngập cảm xúc. Ngay cả khi bầu trời u ám, ánh sáng vẫn sẽ tìm được cách để xuyên qua các cành cây và tán lá. Nếu bạn sử dụng độ sâu trường ảnh hẹp, bạn có thể chơi đùa cùng các vòng bokeh trong phần nền. Hoặc bạn có thể nhấn mạnh vùng sáng và tối trong chính khu rừng. 

Tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp ảnh chụp nấm giàu cảm xúc hơn
Tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp ảnh chụp nấm giàu cảm xúc hơn
Tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp ảnh chụp nấm giàu cảm xúc hơn
Tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp ảnh chụp nấm giàu cảm xúc hơn

Mẹo 5: Tự mang theo đèn của bạn

Nếu bạn có đèn flash, hãy sử dụng nó, nhất là khi tắt camera. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nguồn sáng trực diện theo bất cứ cách nào mà bạn thích. Nếu không có đèn flash, bạn cũng có thể sử dụng đèn pin. Thường thì bạn không cần quá nhiều ánh sáng khi chụp ảnh nấm. 

Sử dụng đèn trong quá trình chụp ảnh nấm
Sử dụng đèn trong quá trình chụp ảnh nấm

Phơi sáng hậu cảnh và sử dụng đèn flash hoặc đèn pin để làm sáng nấm. Sử dụng phông nền thiếu sáng để làm cây nấm nổi bật.

 Cách này sẽ giúp bạn tạo ra nguồn sáng trực diện theo bất cứ cách nào mà bạn thích khi chụp ảnh nấm
Cách này sẽ giúp bạn tạo ra nguồn sáng trực diện theo bất cứ cách nào mà bạn thích khi chụp ảnh nấm

Mẹo 6: Thêm hiệu ứng mưa rào

Không phải rất tuyệt khi chụp ảnh nấm trong một cơn mưa rào sao? Đặc biệt là khi bạn dùng đèn flash làm nguồn sáng chính. Bình xịt cây có thể sẽ tạo nên một cơn mưa rào cho riêng bạn. Nó có thể làm cho phần mũ của cây nấm trở nên ẩm ướt và tạo nên phản xạ ánh sáng vô cùng đẹp, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash để chiếu sáng những giọt nước đang rơi.

Hiệu ứng mưa rào trong ảnh chụp nấm
Hiệu ứng mưa rào trong ảnh chụp nấm
Hiệu ứng mưa rào trong ảnh chụp nấm
Hiệu ứng mưa rào trong ảnh chụp nấm

Đừng dùng đèn nháy để chiếu sáng những giọt nước đang rơi, sẽ không hiệu quả đâu. Bạn sẽ cần một đèn flash ngắn để đóng băng chuyển động của chúng.

Mẹo 7: Chụp bào tử

Kỹ thuật flash tương tự có thể được sử dụng để ghi lại những khoảnh khắc khi bào tử thoát khỏi cây nấm. Bạn nên tìm một cây nấm puffball trưởng thành và đã mở ra để giải phóng các bào tử. Bằng cách chạm nhẹ vào puffball, bào tử sẽ thoát ra ngoài môi trường như mong muốn của bạn. Sử dụng đèn flash để chụp lại những bào tử được giải phóng như khi bạn chụp những giọt nước đang rơi. 

Ảnh chụp bào tử giải phóng từ một cây nấm
Ảnh chụp bào tử giải phóng từ một cây nấm

Mẹo 8: Tận dụng các yếu tố môi trường xung quanh

Rất dễ để kết hợp các yếu tố môi trường xung quanh vào trong bố cục của bạn và có thể thực hiện bằng nhiều cách. Ví dụ, dùng lá dương xỉ để lấp đầy khung hình, sử dụng những chiếc lá rụng giúp màu sắc được tốt hơn, hoặc bạn có thể chụp phần bóng phản chiếu qua lá của cây nấm.

Bóng của cây nấm phản chiếu qua chiếc lá
Bóng của cây nấm phản chiếu qua chiếc lá
Tận dụng các yếu tố xung quanh để lấp đầy khung hình khi chụp ảnh nấm
Tận dụng các yếu tố xung quanh để lấp đầy khung hình khi chụp ảnh nấm

Bạn cũng có thể chụp một dàn nấm nhưng chỉ lấy nét duy nhất một cây. Chỉ cần sáng tạo với những thứ bao quanh cây nấm để lấp đầy khung hình. Tất nhiên rằng mẹo 3 vẫn rất cần thiết, và hãy chắc chắn rằng không có bất kỳ vật nào gây xao nhãng tổng thể.

Sáng tạo bằng cách chụp một dàn nấm nhưng chỉ lấy nét một cây
Sáng tạo bằng cách chụp một dàn nấm nhưng chỉ lấy nét một cây

Mẹo 9: Cận cảnh các chi tiết

Một số cây nấm có phần chi tiết rất đẹp. Vậy tại sao bạn không đến gần hơn để chụp lại những chi tiết này? Đặc biệt là phần phiến và mang của nấm agaric vì chúng cực kỳ ăn ảnh. Một số mẫu vật bán trong suốt tạo nên những cơ hội chụp ảnh nấm vô cùng tuyệt vời. Hoặc chăng bạn cũng có thể chụp các côn trùng nhỏ cùng với nấm. 

Trong trường hợp này, ống kính macro là thiết bị nhất định phải có. Kể cả những ống kính đạt được độ phóng đại lớn hơn cũng rất hữu ích. Đừng quên khả năng kết hợp một ống mở rộng cùng ống kính macro nhé.

Ảnh chụp chi tiết phần phiến nấm
Ảnh chụp chi tiết phần phiến nấm

Mẹo 10: Phô bày sinh cảnh

Chụp cận cảnh các cây nấm cùng các yếu tố đẹp như chạm trổ bao quanh nghe rất tuyệt đấy. Nhưng đôi khi chụp ảnh nấm cùng với sinh cảnh cũng rất thú vị. Hãy dùng một ống kính góc rộng, hay thậm chí là ống kính macro góc rộng để gói gọn các yếu tố lân cận. Điều chỉnh độ sâu trường ảnh nhỏ để tách biệt nấm khỏi môi trường xung quanh. Tôi cũng sử dụng một ống kính thay đổi độ nghiêng để phần hậu cảnh bị mất nét hơn. Chỉ cần đảm bảo rằng khi nhìn vào ảnh vẫn có thể phân biệt được phông nền.

Điều chỉnh độ sâu trưởng ảnh để tách biệt chủ thể khỏi môi trường xung quanh khi chụp ảnh nấm
Điều chỉnh độ sâu trưởng ảnh để tách biệt chủ thể khỏi môi trường xung quanh khi chụp ảnh nấm
Phô bày sinh cảnh khi chụp ảnh nấm
Phô bày sinh cảnh khi chụp ảnh nấm

Những mẹo nhỏ này có thể sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tạo nên nhiều bức ảnh tuyệt vời của nấm vào mùa thu. Bạn còn mẹo nào để tạo nên sự khác biệt và biến một bức ảnh bình thường thành một bức ảnh đẹp không? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi bên dưới nhé!

Nguồn: fstoppers.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel