Tác động của Cân bằng trắng đến nhận thức của con người về hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh
Tác động của Cân bằng trắng đến nhận thức của con người về hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh

Hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh

Hiệu ứng phân cực là một công cụ tuyệt vời để giảm thiểu độ chói trên các bề mặt sáng bóng. Một tác dụng phụ được chào đón chính là màu sắc có phần bão hòa hơn. Đặc biệt là vào mùa thu, bức ảnh phong cảnh sẽ có vẻ ngoài ấm áp đẹp mắt. Thật không may là cân bằng trắng tự động có thể làm mất đi công dụng của hiệu ứng này. 

Bộ lọc phân cực là một trong số các bộ lọc có thể mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời trong quá trình nhiếp ảnh phong cảnh. Tuy rằng có rất nhiều nhiếp ảnh gia phong cảnh vừa vào nghề sẽ thường sử dụng bộ lọc này với mục đích chụp bầu trời có độ tương phản sâu hơn, bộ lọc mang chức năng giảm phản xạ và chói trên các bề mặt sáng bóng, phản chiếu. Tôi sử dụng kính lọc drop-in phân cực Haida M10 cho các bức ảnh phong cảnh của mình.

Tôi sử dụng hệ thống bộ lọc Haida M10 cùng một kính lọc drop-in phân cực. Nút xoay cho phép tôi điều chỉnh kính lọc phân cực để chọn mức độ hiệu ứng. Tất nhiên là các thương hiệu khác cũng có cách thức hoạt động tương tự.
Tôi sử dụng hệ thống bộ lọc Haida M10 cùng một kính lọc drop-in phân cực. Nút xoay cho phép tôi điều chỉnh kính lọc phân cực để chọn mức độ hiệu ứng. Tất nhiên là các thương hiệu khác cũng có cách thức hoạt động tương tự.

Hình thức này thường được sử dụng nhiều nhất khi chụp thác nước và suối. Kính lọc phân cực sẽ làm cho sự trong suốt của dòng nước ít hoặc nhiều hơn bằng cách giảm độ phản chiếu của ánh sáng lên bề mặt nước. Trong một số trường hợp, bạn sẽ có thể nhìn thấy đáy của con suối và loại bỏ tất cả dấu vết của nước ở bên trên. Tuy rằng không phải lúc nào đây cũng là hiệu ứng mong muốn, độ phân cực nhỏ hơn có thể làm ảnh hưởng đến rìa phản xạ, làm cho hình ảnh trở nên bắt mắt hơn. Ánh sáng chói trên những viên đá ướt cũng có thể được loại bỏ, điều này sẽ khiến bức ảnh có độ tương phản đẹp hơn. Hầu hết các ảnh chụp thác nước sẽ có lợi thế từ đó, như ở ví dụ bên dưới chẳng hạn.

Một ví dụ điển hình của hiệu ứng phân cực. Ở phía bên trái là thác nước không có hiệu ứng phân cực. Bên phải là hiệu ứng phân cực ở cường độ tối đa.
Một ví dụ điển hình của hiệu ứng phân cực. Ở phía bên trái là thác nước không có hiệu ứng phân cực. Bên phải là hiệu ứng phân cực ở cường độ tối đa.

Các con suối và thác nước không phải là chủ thể duy nhất được hỗ trợ từ việc sử dụng kính lọc phân cực. Một điều mà bạn có thể đã chú ý đến khi chụp ảnh trong rừng chính là những chiếc lá ẩm ướt cũng có khả năng phản chiếu cao. Đặc biệt là vào mùa thu, lá cây sẽ có vẻ ngoài được gột rửa sạch sẽ. Tất nhiên là màu sắc có thể được tăng chỉnh trong quá trình xử lý hậu kỳ, nhưng phản xạ trắng trên những chiếc lá vẫn sẽ còn đó. Kính lọc phân cực sẽ loại bỏ phản xạ này trong đa số trường hợp, và kết quả cuối cùng bạn nhận được là một màu sắc ấm áp, bão hòa.

hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh

Tôi đã tổng hợp một số ví dụ về cách kính lọc phân cực làm sâu sắc thêm độ tương phản và tăng độ bão hòa cho cảnh quan. Hiệu ứng không để điều chỉnh được trong quá trình xử lý hậu kỳ, có nghĩa rằng kính lọc phân cực là một công cụ cực kỳ cần thiết cho thể loại nhiếp ảnh này.

hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh
hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh hiệu ứng phân cực trong nhiếp ảnh phong cảnh

Trong hai ví dụ bên trên, bức ảnh bên trái không sử dụng kính lọc phân cực. Bức ảnh bên phải ở độ phân cực lớn nhất. Cả hai đều được áp dụng các bước xử lý hậu kỳ tương tự.

Tôi nhận thấy rằng hiệu ứng phân cực đôi khi gần như vô hình khi bạn đã làm quen với nó. Hình ảnh trên màn hình LCD ở phía sau hoặc bên trong kính ngắm dường như thiếu đi hiệu ứng phân cực dù cho chúng ta có xoay chỉnh kính lọc như thế nào. Nếu bạn chỉ vừa bắt đầu thử nghiệm kính lọc phân cực, tôi nghĩa rằng điều này không được khuyến khích cho lắm.

Chế độ cân bằng trắng

Nếu như bạn đã quen nhìn hiệu ứng phân cực bị thiếu trong lúc kiểm tra ảnh thành phẩm trên màn hình LCD, điều này có thể là do cài đặt cân bằng trắng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động và để máy ảnh tự trung hòa bất kỳ màu sắc nào có thể. Như chúng ta đã biết, trong nhiều trường hợp, máy ảnh sẽ cố gắng để mang lại cho hình ảnh một vẻ trung tính. Nhưng một khi đã sử dụng kính lọc phân cực, điều này có thể sẽ làm mất đi tác dụng bão hòa.

Bạn có thể thấy được sự khác biệt ở ảnh trước và sau ngay bên dưới. Cả hai bức ảnh đều được điều chỉnh độ phân cực tối đa, nhưng ảnh bên trái có thêm cân bằng trắng ánh sáng ban ngày, trong khi bên phải áp dụng cân bằng trắng tự động.

cân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnhcân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnh

Tôi đã thực hiện một vài ảnh thử để mô phỏng cân bằng trắng tự động có ảnh hưởng đến nhận thức của con người về hình ảnh như thế nào. Tất nhiên bản thân sự phân cực không bị ảnh hưởng. Nó vẫn được giữ nguyên không hề xuy xuyển bởi cài đặt cân bằng trắng, nhưng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về kết quả. Thông qua việc máy ảnh tự thiết lập cân bằng trắng, hiệu ứng có thể sẽ bị giảm thiểu trực quan hay thậm chí là biến mất hoàn toàn khỏi bức ảnh, hoặc chí ít đối với tôi là vậy.

cân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnhcân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnh
cân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnhcân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnh
cân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnhcân bằng trắng trong nhiếp ảnh phong cảnh

Trong ba ví dụ này, ảnh bên phải đều được áp dụng cân bằng trắng ánh sáng ban ngày. Và ảnh bên trái, cân bằng trắng được chỉnh tự động. Lưu ý rằng mỗi thương hiệu máy ảnh sẽ hiển thị những kết quả cân bằng trắng tự động hơi khác nhau. Các ví dụ này được thực hiện bằng Nikon Z 6 II.

Tôi đã sử dụng cân bằng trắng ban ngày rất lâu rồi. Chế độ này vốn bắt nguồn từ một quá khứ xa xôi vào thời đại của nhiếp ảnh analog. Tại thời điểm đó, chúng tôi chủ yếu chụp bằng film ánh sáng ban ngày. Tôi cực kỳ yêu thích cách cân bằng trắng tùy chỉnh trong nhiếp ảnh kỹ thuật số nhại theo ảnh film ánh sáng ban ngày xưa cũ. Kết quả là chế độ này thể hiện được sự chuyển đổi của ánh sáng trong suốt cả ngày mà không cần chỉnh sửa hay giữ lại bất kỳ màu sắc tự nhiên nào từ bình minh hay hoàng hôn. Đồng thời cũng sẽ giữ nguyên màu sắc bão hòa mà có thể nhìn thấy được với ánh sáng phân cực.

Bảng điều chỉnh cân bằng trắng trên máy ảnh Canon, ảnh bên dưới đang chọn chế độ ánh sáng ban ngày.
Bảng điều chỉnh cân bằng trắng trên máy ảnh Canon, ảnh bên dưới đang chọn chế độ ánh sáng ban ngày.

Mặc dù bản thân cân bằng trắng không thể làm ảnh hưởng đến hiệu ứng phân cực, nhưng nó có thể gia giảm sự xuất hiện của các màu sắc có độ bão hòa cao. Chúng tôi chắc chắn có thể sửa lại trong quá trình xử lý hậu kỳ, tuy nhiên sẽ rất hữu ích nếu toàn bộ hiệu ứng được hiển thị trên màn hình hoặc ống ngắm khi chúng ta đang ở địa điểm chụp. Nó sẽ giúp chúng ta xác định được cường độ của hiệu ứng và phần nào biết trước được thành quả sẽ trông như thế nào.

Đối với những nhiếp ảnh gia hay chụp ảnh ở định dạng JPEG, cài đặt cân bằng trắng thậm chí còn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những gì bạn nhìn thấy trên màn hình thường sẽ là ảnh thành phẩm, trừ khi bạn chỉnh sửa hình ảnh JPEG trong quá trình hậu kỳ. Đó là lý do vì sao chọn chính xác cân bằng trắng phù hợp là cực kỳ quan trọng với các nhiếp ảnh gia JPEG.

Điểm mấu chốt, tuy rằng bản thân chế độ cân bằng không làm ảnh hưởng đến hiệu ứng phân cực, nhưng nó có thể sẽ làm cho hiệu ứng hiển thị kém hơn trên màn hình, từ đó làm cho bạn nghĩ rằng nó hoạt động không tốt. 

Bạn đang cài đặt cân bằng trắng như thế nào cho máy ảnh của mình? Là cân bằng trắng tự động hay bạn tự điều chỉnh theo ý thích? Hãy thảo luận ngay bên dưới cùng chúng tôi nhé!

Nguồn: fstoppers.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel