Mỗi ngày có vô số hình ảnh flat lay được chụp và đăng tải lên mạng nên thật khó để nổi bật trong đám đông. Hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích ba tấm ảnh chụp flat lay đến từ cộng đồng nhiếp ảnh gia ẩm thực của Canon để tìm hiểu cách chụp theo phong cách này và giúp bạn tìm được một vài bí quyết có ích!

EOS 5D Mark III, EF50mm f/1.2L USM, f/8, ISO 100, 1/160s, 50mm
EOS 5D Mark III, EF50mm f/1.2L USM, f/8, ISO 100, 1/160s, 50mm. Ảnh: @benetan74

Bố cục đối xứng: một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả khi chụp flat lay là đặt chủ thể (hoặc món ăn) chính của bạn ngay giữa bức ảnh hoặc khung hình và tạo ra một mô hình đối xứng bằng cách sử dụng các yếu tố khác để đóng khung chủ thể ấy. Trong hình ảnh này, món ăn được đóng khung giữa những bát cơm và đôi đũa giống nhau. Bố cục này đơn giản và rõ ràng, cho phép người xem xác định chính xác tâm điểm của bức ảnh.

Tương phản: có rất nhiều sự tương phản trong bức ảnh này. Một nét tương phản ở đây là hình ảnh cơm trắng nổi bật và món ăn có màu sắc rực rỡ ở chính giữa. Một sự tương phản nhẹ nhàng hơn là ở việc đặt màu xanh lá cây vào món ăn chính để tạo sự đối lập với chiếc đĩa đựng màu đỏ. Việc này làm tăng hiệu ứng cho bức ảnh vì các thành phần chính sẽ nổi bật trong ảnh và thu hút sự chú ý của người xem.

Các yếu tố trung tính: những yếu tố được sử dụng nhưng không giành lấy sự chú ý. Thay vào đó, chúng gần như cùng tông màu với phông nền và chỉ có mặt để phục vụ mục đích kể chuyện.

EOS 5D Mark III, EF50mm f/1.2L USM, f/8, ISO 100, 1/160s, 50mm
EOS 5D Mark III, EF50mm f/1.2L USM, f/8, ISO 100, 1/160s, 50mm. Ảnh: @benetan74

Độ tương phản và khung hình: hình ảnh này khai thác ánh sáng và bóng tối, được chụp ở rìa của một chiếc bàn màu trắng, tương phản với sàn gỗ và ghế màu tối. Điều này tạo ra bố cục khung hình trong khung hình, mang lại sự nổi bật cho món ăn trên chiếc bàn màu trắng. Việc sử dụng phông nền trung tính (cả bàn và sàn gỗ) tạo ra hiệu ứng tương phản hiệu quả với những chiếc đĩa và màu sắc rực rỡ của món ăn.

Kết cấu: bạn nhận thấy mọi thứ khác trong ảnh, trừ món ăn, đều phẳng và mịn chứ? Việc này giúp món ăn nhìn có chiều sâu và ngon miệng hơn. Tất nhiên, ánh sáng cũng giúp tạo ra lượng đổ bóng thích hợp trên phần cơm.

Xếp đặt lệch tâm: tuy đặt chủ thể chính vào giữa khung hình cũng mang lại hiệu quả, nhưng đặt đối tượng lệch tâm điểm một chút sẽ tạo nên sự cân bằng bất đối xứng đầy sinh động cho bức ảnh vì một bên bỗng trở nên nặng hơn bên còn lại. Lúc này, bức ảnh nhấn mạnh hơn vào phần phía dưới, tăng thêm sự chú ý cho phần này.

EOS 70D, EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS STM, f/8, ISO 320, 1/5s, 29mm
EOS 70D, EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS STM, f/8, ISO 320, 1/5s, 29mm.
Ảnh: @nickastig

Yếu tố con người: thêm các yếu tố con người vào ảnh flat lay sẽ giúp bức ảnh có tính “người” hơn và tạo ra kết nối với người xem. Bạn cũng có thể dùng các hành động để tạo thêm kịch tính trong bức ảnh. Đây là một ví dụ về việc tạo thêm kịch tính bằng hình ảnh một người đang kéo miếng bánh phô mai ra khỏi ổ bánh!

Kể chuyện: sử dụng các yếu tố, như quả mọng màu đỏ và lá cây, có liên quan đến món ăn và thêm cốt truyện tâm trạng, mộc mạc và lễ hội vào bức ảnh. Người xem có thể nhanh chóng hiểu rằng bức ảnh này lấy cảm hứng từ Giáng sinh hay Lễ Tạ ơn.

Một số mẹo khác:

  1. Nếu bạn không phải là người làm ra món ăn, bạn khó có thể kiểm soát cách màu sắc được đưa vào món chính. Nhưng bạn luôn có thể chơi đùa với các yếu tố nằm trong quyền kiểm soát của mình, như đạo cụ, phông nền và bố cục. Hãy thử chọn đạo cụ có khả năng kể một câu chuyện mang màu sắc bổ sung cho bức ảnh để tạo ra hình ảnh tương phản hoặc dùng cùng tông màu để mang đến cảm giác đơn sắc.
  2. Flat lay không phù hợp với mọi loại đồ ăn! Một số món ăn nhìn đẹp hơn khi được chụp từ một góc độ khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử nghiệm trong việc xếp đặt món ăn, nếu cần. Ví dụ: bạn có thể lấy một chiếc bánh hamburger, cắt nó làm đôi và đặt bánh hướng lên trên để món ăn xuất hiện theo một cách khác.
  3. Sử dụng chân máy với tay đòn mở rộng! Bằng cách này, bạn có thể chụp từ trên xuống mà không cần phải cầm máy trên tay. Bạn cũng có thể bật màn hình LCD xoay đa góc trên máy ảnh để thoải mái theo dõi cảnh chụp trên màn hình (hay điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính khi sử dụng phương pháp chụp kết nối với thiết bị ngoài). Ngoài ra, khi chỉnh cảnh chụp chính xác, bạn sẽ có thể điều chỉnh nhiều hơn và tạo khung hình trong hình tốt hơn. Bằng cách này bạn thậm chí có thể đưa chính bàn tay mình vào bức ảnh vì bạn có tính năng hẹn giờ giúp giải phóng cả hai tay!
  4. Chọn độ sâu trường ảnh sâu nếu bạn chọn đóng khung cảnh chụp nằm gọn trong màn hình LCD. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo tất cả yếu tố cần thiết đều xuất hiện rõ nét

Đây là lý do tại sao máy ảnh không gương lật giúp bạn dễ dàng tạo bố cục cho ảnh hơn!

Nguồn: snapshot.canon-asia.com

Bạn có thích bài viết của Quang Ho không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel