Chức năng đo sáng dùng để đo độ sáng của đối tượng và quyết định mức phơi sáng nào là phù hợp nhất với ảnh. Chúng ta hãy xem xét từng chế độ đo sáng khả dụng, và hiểu hơn về việc chế độ nào là hiệu quả nhất ở các điều kiện/cảnh nào. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)

Chức năng đo sáng có vai trò đo độ sáng của đối tượng
Chức năng đo sáng có vai trò đo độ sáng của đối tượng
Chức năng đo sáng có vai trò đo độ sáng của đối tượng

Những điểm cần lưu ý

– Đo sáng đánh giá có thể thể được sử dụng cho hầu hết các cảnh.
– Đo sáng điểm là hiệu quả nhất khi có một phần cụ thể của đối tượng mà bạn muốn phơi sáng chính xác.
– Mỗi chế độ đo sáng có một số cảnh/điều kiện chụp mà nó là phù hợp nhất. Cân nhắc điều này khi chọn chế độ.
 

Máy ảnh số có một tính năng phơi sáng tự động (AE), nó tự động quyết định mức phơi sáng của ảnh (ví dụ ảnh sẽ sáng như thế nào).

Ở chế độ AE, khi bạn nhấn hờ nút chụp, máy ảnh sẽ tự động quyết định khẩu độ và/hoặc tốc độ cửa trập, và do đó cung cấp mức phơi sáng chính xác (do máy ảnh quyết định). Tính năng giúp máy ảnh xác định cần cài đặt khẩu độ và tốc độ cửa trập nào sẽ làm như thế bằng cách đo độ sáng của đối tượng, và thao tác này được gọi là “đo sáng”. Thường có 3 chế độ đo sáng trong máy ảnh: đo sáng đánh giá, đo sáng điểm và đo sáng cân bằng trung tâm.

Trên hầu hết các máy ảnh, chế độ mặc định là đo sáng đánh giá, vì nó thực hiện đo sáng trong toàn bộ ảnh và do đó phù hợp với mọi loại cảnh và điều kiện đối tượng. Ngược lại, đo sáng điểm, hiệu quả khi bạn chỉ muốn đảm bảo rằng một khu vực cụ thể của ảnh được phơi sáng thích hợp. Trong khi đó, đo sáng cân bằng trung tâm đo sáng ở vùng giữa của khung ảnh, và do đó phù hợp nhất khi đối tượng chính hoặc mối quan tâm chính của bạn nằm ở giữa khung hình.

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng chế độ đo sáng.

Đo sáng đánh giá ( Matrix/Evaluative Metering)

Lợi ích: Linh hoạt; hiếm khi phơi sáng sai.
Bất lợi: Không hoạt động hiệu quả đối với các cảnh trong đó một vùng có độ sáng chênh lệch nhiều với những vùng còn lại.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 88mm/ Shutter-priority AE (f/11, 1/4 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 88mm/ Shutter-priority AE (f/11, 1/4 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Trong đo sáng đánh giá, máy ảnh chia khung hình thành một số vùng khác nhau, đo lượng sáng ở mỗi vùng, và sau đó phân tích kết quả để xác định mức phơi sáng tối ưu.
Vùng đo sáng Đánh giá,

Trong đo sáng đánh giá, máy ảnh chia khung hình thành một số vùng khác nhau, đo lượng sáng ở mỗi vùng, và sau đó phân tích kết quả để xác định mức phơi sáng tối ưu.

Đo sáng điểm (Spot Metering)

Lợi ích: Xử lý tốt các cảnh có chênh lệch lớn về độ sáng.
Bất lợi: Đo sáng được thực hiện ở một khu vực rất nhỏ, do đó bất kỳ sai lầm trong việc lựa chọn khu vực này có thể dẫn đến tiếp xúc không chính xác cho toàn bộ hình ảnh.

EOS 60D/ EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS/ FL: 135mm (tương đương 216mm)/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/250 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
EOS 60D/ EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS/ FL: 135mm (tương đương 216mm)/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/250 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Vùng đo sáng Điểm
Vùng đo sáng Điểm

Đo sáng điểm chỉ có thể đo sáng ở một khu vực cực kỳ hạn chế ở giữa khung hình. Tuy nhiên, đây là chế độ hiệu quả để sử dụng với các cảnh có những vùng chênh lệch lớn về độ sáng, chẳng hạn như các cảnh ngược sáng

Đo sáng cân bằng trung tâm (Center-weighted Metering)

Lợi ích: Ưu tiên khu vực giữa, nhưng trong quá trình, đảm bảo rằng phần còn lại của ảnh có phơi sáng đúng.
Bất lợi: Không hiệu quả với các đối tượng nhỏ.

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/2, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/2, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Vùng đo sáng trung tâm
Vùng đo sáng Cân bằng trung tâm

Đo sáng cân bằng trung tâm sẽ đo sáng trong toàn bộ khung hình, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng giữa. Mức phơi sáng của toàn bộ ảnh phụ thuộc vào đối tượng trong và xung quanh vùng giữa ảnh.

Liên hệ điều này với ý tưởng “đo sáng”

Từ khóa: Khóa AE

Khi bạn nhấn nút khóa AE, nó sẽ “khóa” thiết lập phơi sáng sao cho các thiết lập khẩu độ và/hoặc tốc độ cửa trập sẽ không thay đổi ngay cả khi bạn dịch chuyển hoặc điều chỉnh bố cục ảnh, lấy nét lại và chụp. Bạn có thể sử dụng nó nếu có sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa các yếu tố chính trong ảnh, hoặc nếu bạn không thể có được mức phơi sáng mình muốn.

Khóa AE là một chức năng rất tiện nhất là khi kết hợp với đo sáng điểm, và nhất là với các cảnh ngược sáng. Ví dụ, nếu bạn có một cảnh ngược sáng trong đó đối tượng chính có vẻ tối, tất cả những gì bạn cầm làm là căn thẳng khung AF giữa với đối tượng, nhấn hờ nút chụp, sau đó nhấn nút khóa AE, và thiết lập phơi sáng sẽ được khóa ở mức phơi sáng chính xác cho vùng mà bạn muốn chụp một cách thích hợp.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 32mm/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/40 giây, EV+0,3)/ ISO 160/ WB: Manual
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 32mm/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/40 giây, EV+0,3)/ ISO 160/ WB: Manual

Một cảnh có những vùng rất sáng và rất tối. Tùy vào việc bạn muốn có mức phơi sáng chính xác cho vùng nào, hãy thực hiện đo sáng điểm ở Vị Trí A hoặc B.

Vị trí A: Để có phơi sáng chính xác cho các vùng sáng, hãy sử dụng khóa AE ở cảnh ở bên ngoài
Vì đo sáng điểm được thực hiện với cảnh sáng bên ngoài cửa sổ, chiếc quạt ở phía trước trở nên tối.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/125 giây, EV+0,3)/ ISO 250/ WB: Daylight
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/125 giây, EV+0,3)/ ISO 250/ WB: Daylight

Vị trí B: Để có phơi sáng chính xác cho các vùng tối, hãy sử dụng khóa AE ở chiếc quạt
Vì đo sáng điểm được thực hiện bằng cái quạt, cảnh ngoài trời bị quá sáng và cháy sáng.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/125 giây, EV+0,3)/ ISO 2500/ WB: Daylight
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/125 giây, EV+0,3)/ ISO 2500/ WB: Daylight
Cách sử dụng Khóa AE
Vị trí nút Khoá AE trên máy ảnh
Vị trí nút Khoá AE trên máy ảnh

Sau khi bạn nhấn một nửa nút chụp và lấy nét, hãy nhấn nút khóa AE (khoanh tròn màu đỏ). Khi bạn muốn tiếp tục đo sáng lại, hãy nhấn lại nút khóa AE.

Nguồn: snapshot.canon-asia

Bài viết trước: Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #6: Cân Bằng Trắng

Bài tiếp theo: Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #8: Lấy Nét

Bạn có thích bài viết của Quang Ho không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel