Bài viết thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Mike Kelley và cách anh bố trí đèn trong từng dạng nhiếp ảnh kiến trúc
Bài viết thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Mike Kelley và cách anh bố trí đèn trong từng dạng nhiếp ảnh kiến trúc

Chia sẻ của tác giả

Bố trí đèn trong nhiếp ảnh kiến trúc ư? Có hoặc cũng có thể là không. Có rất nhiều trường hợp sử dụng cụ thể và tôi được hỏi gần như mỗi ngày. “Tại sao bạn lại thay đổi phong cách chụp của mình?” “Bạn có sử dụng đèn trong ảnh này không?” “Wow tôi rất thích phong cách tự nhiên bạn đang sử dụng dạo gần đây” “Tại sao bạn không chụp giống như trước đây?” 

Vào thời điểm vừa bắt đầu sự nghiệp, tôi thật sự không biết bản thân muốn chụp cái gì… chỉ là tôi muốn chụp mà thôi. Khách sạn, nhà ở, dự án thương mại, bất động sản, miễn được chụp là tôi đã thấy hạnh phúc rồi. Cho đến khi sự nghiệp của tôi nảy nở và tôi tìm ra được thứ mà tôi thực sự thích chụp, tôi đã trở nên sáng suốt hơn nhiều trong cách dựa vào chủ thể để phân bổ ánh sáng và mục đích sử dụng ảnh.

Thời gian qua đi, tôi cũng đã nhận ra rằng tôi thích đắm mình trong quãng thời gian chụp ảnh hơn là quá trình xử lý hậu kỳ. Mặc dù tôi đích thị là một con mọt máy tính, nhưng khi trưởng thành hơn thì lại… quên dần nó đi. Sau khi bị thoát vị đĩa đệm ở lưng vào năm 2010, tôi bị đau khi ngồi hàng giờ liền trên bàn làm việc. Càng lớn tuổi thì cơn đau càng nghiêm trọng. Tôi thà đi chụp ảnh, nằm dài, ra ngoài trời, còn hơn là ngồi trước màn hình máy tính.

Hầu hết thời gian tôi cũng du ngoạn khắp nơi để chụp ảnh. Nếu bạn đã từng du lịch với các thiết bị chiếu sáng và quay phim, bạn sẽ biết nó lâu đời đến mức nào. Bây giờ hãy thực hiện điều đó tuần này qua tuần khác. Hãy thử cảm giác khi hành lý của bạn được chuyển về Sioux trong khi bạn đang ở Knoxville xem, bạn sẽ bắt đầu nhận ra được vấn đề. Hoặc có thể tệ hơn thế nữa, bị kẹt ở cửa hải quan. Huyết áp của tôi thật sự tăng lên rồi đây.

 Tôi chụp bức ảnh này mà không cần thêm bất kỳ ánh đèn bổ sung nào, chỉ có duy nhất nguồn sáng tự nhiên có trong không gian
Tôi chụp bức ảnh này mà không cần thêm bất kỳ ánh đèn bổ sung nào, chỉ có duy nhất nguồn sáng tự nhiên có trong không gian

Vận chuyển hàng tấn thiết bị với một chiếc lưng đau và phải đối mặt với trải nghiệm sân bay nội địa trong cùng một lúc thật không dễ chịu chút nào. Vì vậy trong những năm qua, gần như thuận theo tự nhiên, tôi bị thu hút bởi những dự án đáp ứng được 1. Ít yêu cầu sản xuất hậu kỳ và 2. Ít thiết bị. Điều này khiến tôi hướng đến nhiếp ảnh kiến trúc thuần túy hơn. Bộ dụng cụ chính của tôi tại thời điểm này bao gồm một một chiếc túi kẻ ô, 2 tripod, Profoto B10, 9 mét vải đen và một số kẹp chữ A phục vụ cho công việc.

Tôi đã tìm thấy sự trung hòa tuyệt vời trong các dự án mà tôi đã chụp – hầu hết đều mang lại cho tôi cảm giác thoải mái khi chờ đợi để có được ánh sáng phù hợp trên máy ảnh, còn hơn là phải đối mặt với ánh nắng ban ngày khắc nghiệt ở 10,000 watt. Tôi thi thoảng vẫn đi chụp khách sạn và phụ thuộc vào lịch trình cảu khách sạn để thực hiện bức ảnh, cũng như phân bổ các thiết bị ánh sáng. Thật khó để làm cho phòng khách sạn hình hộp với duy nhất một cửa sổ nhìn ra trung tâm trở nên đẹp mắt nếu chỉ có mỗi ánh sáng tự nhiên.

 Bức ảnh này cần có 4 Profoto B1s ở mỗi bên để tạo khối cho những món nội thất mà tôi muốn. Và ít ra thì, nó cũng… khá ổn
Bức ảnh này cần có 4 Profoto B1s ở mỗi bên để tạo khối cho những món nội thất mà tôi muốn. Và ít ra thì, nó cũng… khá ổn
Còn bức ảnh này phải có đèn nhiệt cầm tay và xét theo mọi phương diện thì nó có vẻ tốt hơn bởi vì tôi chụp đúng thời điểm. 
Còn bức ảnh này phải có đèn nhiệt cầm tay và xét theo mọi phương diện thì nó có vẻ tốt hơn bởi vì tôi chụp đúng thời điểm

Tôi thậm chí còn chưa nhấn mạnh thẩm mỹ của các khách sạn đó – nhẹ nhàng, sáng sủa, thoáng đãng, sắc sảo và tương phản – bạn có thể dễ dàng đạt được điều này hơn cho dù đặt đèn nháy sai thời điểm, còn hơn là cầu nguyện cho điều diệu kỳ mà không trang bị đèn đúng lúc, rồi lại cố gắng chắp nối tất cả lại với nhau trong quá trình chỉnh sửa.

Thế nên tựu chung, bạn cần phải tìm được chính xác bạn thích chụp cái gì. Có thể là khách sạn – không có vấn đề gì cả, vì khách hàng sẽ trả cho bạn một khoản hậu hĩnh và đưa bạn đến những địa điểm thật xa trên thế giới này. Hoặc có thể bạn thuộc tuýp người của gia đình và chỉ muốn làm việc tại địa phương mà thôi, hãy chọn ra 5-7 hợp đồng chụp bất động sản mỗi tuần và kiếm thật nhiều tiền bằng cách tận dụng đèn flash hoặc N-flash (hoặc bất kỳ xu hướng đèn nào được ưa chuộng trong tuần) để di chuyển nhanh chóng hơn.

Tôi đã ghi lại cách tiếp cận khi chụp những kiểu công trình khác nhau và làm thế nào để bố trí đèn / ánh sáng cho từng dạng.

Nhiếp ảnh kiến trúc

Thật ra tôi không sử dụng nhiều đèn cho lắm khi chụp kiến trúc, nếu muốn đưa ánh sáng phù hợp vào máy ảnh – chúng ta có cả một ngày. Đôi khi tôi không thể chụp đến những cánh hoa đang nở ngoài cửa sổ, thì tôi chụp trong một hầm rượu, hoặc nơi mà ánh sáng chỉ hút và hắt ra từ Profotos. Thi thoảng tôi sẽ sử dụng đèn để làm nổi bật một số kết cấu tinh tế trên gỗ hoặc nội thất. Nói chung, tôi bố trí đèn một cách linh hoạt và nhẹ nhàng trong quá trình nhiếp ảnh kiến trúc – tôi muốn bức ảnh của mình mang vẻ thực tế, không phải diễn tấu hay bị cường điệu.

Tôi sẽ làm gì với phần đèn ở đây nhỉ?
Tôi sẽ làm gì với phần đèn ở đây nhỉ?
Liệu tôi có nên vượt ra khỏi phần trần này luôn không?
Liệu tôi có nên vượt ra khỏi phần trần này luôn không?
 Hay tôi nên hòa trộn 15 layer phơi sáng và loại bỏ hoàn toàn ánh sáng tự nhiên xinh đẹp này nhỉ? Tôi không nghĩ đây là ý hay đâu.
Hay tôi nên hòa trộn 15 layer phơi sáng và loại bỏ hoàn toàn ánh sáng tự nhiên xinh đẹp này nhỉ? Tôi không nghĩ đây là ý hay đâu.

Nhiếp ảnh nội thất

Có lẽ là 50/50. Bố trí đèn xung quanh thật sự có thể làm sáng sủa toàn bộ khung cảnh, đồng thời giúp họa tiết trở nên dễ nhìn và có độ tương phản hơn. Nhiều nhà thiết kế thích ánh sáng tự nhiên tươi sáng được hỗ trợ bằng đèn flash. Mặc dù tôi không làm theo cách này nhưng có rất nhiều nhiếp ảnh gia khác áp dụng. Căn bản là có rất nhiều người thích vẻ ngoài tráng sáng tự nhiên. Hãy tự định nghĩa phong cách của bản thân trong lĩnh vực nhiếp ảnh nội thất – có rất nhiều cách để làm điều này, nhưng bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta thường tập trung vào họa tiết hơn là TỔNG THỂ BỨC ẢNH, thế nên chúng ta có thể định hình ánh sáng tốt hơn một chút so với những bức ảnh kiến trúc góc rộng.

Khung cảnh này gần như toàn là ánh sáng nhân tạo. Dù tản sáng và gel màu ở bên ngoài cửa sổ, tấm phản ở bên trong.
Khung cảnh này gần như toàn là ánh sáng nhân tạo. Dù tản sáng và gel màu ở bên ngoài cửa sổ, tấm phản ở bên trong.

Nhiếp ảnh quảng cáo

Căn bản thì mỗi một bức ảnh trong nhiếp ảnh quảng cáo đều cần phải có đèn. Đèn vẽ, bóng đèn tròn, đèn flash. Có những kết cấu, màu sắc và đường viền mà chúng ta đáng lẽ phải thể hiện được sẽ trở nên lu mờ nếu chỉ có ánh sáng tự nhiên. Chúng ta có thể phải chụp trong studio và tự dựng TẤT CẢ đèn. Và kể cả khi đã đến địa điểm chụp, tôi luôn cố gắng làm nổi bật bức ảnh với một vài đèn vẽ hoặc đèn flash để khiến khung hình trở nên sống động hơn so với bức ảnh kiến trúc tinh tế và trầm tĩnh.

 Bố trí đèn hợp lý và một bức ảnh tuyệt vời được ra đời- nhưng bạn sẽ không nhận ra điều đó
Bố trí đèn hợp lý và một bức ảnh tuyệt vời được ra đời – nhưng bạn sẽ không nhận ra điều đó
Cũng tuyệt vời không kém- cùng với một Profoto B10
Cũng tuyệt vời không kém – cùng với một đèn Profoto B10

Nhiếp ảnh bất động sản

Tôi đã không chụp ảnh bất động sản trong một thời gian rồi, nhưng tôi chắc chắn rằng mình không hề thêm thắt vào thứ gì quá hào nhoáng trong thể loại này, mặc dù xu hướng mà đa số khách hàng ưa thích dường như là những bức ảnh có vẻ ngoài cực kỳ bóng bẩy, hoặc phong cách Stanger Things HDR. Nhưng thật không may, hầu hết các ngôi nhà được chụp cho bất động sản lại không có ánh sáng tự nhiên tốt. 99% công trình ngoài kia không được kiến trúc sư thiết kế để có ánh sáng hoàn hảo ở một số thời điểm nhất định trong ngày – giả dụ bạn chụp một ngôi nhà ở Sacramento với phần nội thất gỗ tối màu như đến từ phim trường của Arrested Development, và bạn chỉ có duy nhất 1 tiếng đồng hồ để khiến nó trở nên thật tuyệt – thì tất nhiên rồi, bạn chắc chắn phải sử dụng đèn!

Nhiếp ảnh khách sạn

Chắc chắn phải thêm đèn rồi. Gần đây bạn có ở trong khách sạn không? 90% chỉ có một chiếc cửa sổ đơn điệu trong khi chiều dài cả phòng lại rơi vào khoảng 25 foot (khoảng 7 mét nhỉ?). Ánh sáng tự nhiên có trong phòng là kinh khủng hạng nhất và thảm bại hạng bét, và chúng ta phải đi ra đi vào từ 11h sáng đến 3h trưa để khách hàng có thể nghỉ ngơi trong phòng. Tôi hiện đang trên chuyến công tác của mình nên không thể đưa ra ví dụ ngay lập tức, nhưng bạn có thể lên Expedia hoặc Kayak và bạn sẽ hiểu chính xác ý của tôi. 

Ngoại trừ thiết kế của khách sạn vốn đã sáng sủa rồi. Chà, đúng là thiên đường. Chẳng thứ gì có thể đánh gục bạn khi bạn có thể đứng từ xa và chụp khách sạn với ánh sáng tự nhiên.

Thiết kế khách sạn tuyệt đẹp - không cần ánh sáng bổ sung
Thiết kế khách sạn tuyệt đẹp – không cần ánh sáng bổ sung
 Mặt khác, ảnh tiền sảnh phải sử dụng tất cả kỹ thuật ánh sáng có trong sách vở để làm khung hình trở nên đẹp hơn. Vẻ ngoài có thể lừa dối đấy!
Mặt khác, ảnh tiền sảnh phải sử dụng tất cả kỹ thuật ánh sáng có trong sách vở để làm khung hình trở nên đẹp hơn. Vẻ ngoài có thể lừa dối đấy!

Kết luận

Thật nực cười khi khuyên ai đó “nên sử dụng ánh sáng”, “không nên sử dụng ánh sáng” hoặc “không hề sử dụng ánh sáng” hay bất cứ điều gì tương tự vậy. Bạn cần tìm được tầm nhìn và tiếng nói đặc trưng của mình – và bố trí ánh sáng trong khung hình một cách thận trọng, bất kể là ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, đèn nhấp nháy hay đèn tròn, để bức ảnh được hiển thị trên máy ảnh của bạn giống với bức ảnh mà bạn tưởng tượng trong đầu. Về bản chất, các chủ thể khác nhau yêu cầu cách tiếp cận khác nhau để chúng trở nên đẹp nhất, vì vậy đừng giới hạn bản thân chỉ tận dụng mỗi ánh sáng tự nhiên. Và tất nhiên là, dù rằng bạn có nó, nhưng không có nghĩa bạn phải sử dụng nó.

Về tác giả: Mike Kelley là một nhiếp ảnh gia kiến trúc và nội thất, anh đã chụp các dự án trải dài trên khắp mọi miền thế giới. Kelley tự xưng là một người đam mê đồ ăn trên máy bay và là người sáng lập chuyên mục Nhiếp ảnh kiến trúc trên Apalmanac.

Nguồn: apalmanac.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel