Video được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Michael Shainblum chia sẻ về quá trình ghi lại bức ảnh “định mệnh” khi dải Ngân hà bao và cầu Cổng Vàng nằm chung một khung hình

Khoảnh khắc “định mệnh” trong sự nghiệp nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh gia Michael Shainblum đã ghi lại một khoảnh khắc cực kỳ ấn tượng trong sự nghiệp nhiếp ảnh thiên văn của anh mà trước nay điều này gần như là bất khả thi do sự ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng: chiếc Cầu Cổng Vàng lẫn dải ngân hà trong cùng một khung hình.

Cần phải có một lòng quyết tâm cao độ để có thể đi ra ngoài giữa đêm khuya và kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ chỉ để chụp một cảnh phong cảnh mà chưa chắc sẽ có thể thành công. Shainblum muốn kết hợp một số chủ thể mang tính biểu tượng lại cùng nhau để tạo thành một bức ảnh, nhưng để mọi thứ vào đúng vị trí hoàn hảo thì hẳn là một canh bạc, và ý nghĩ muốn nhìn thấy các vì sao và cây cầu cùng trong cùng một khung hình, cho đến thời điểm này vẫn là một giấc mơ viển vông.

Nhưng anh ấy đã có được sự may mắn tột cùng đó nhờ những điều kiện hoàn hảo.

Mặc dù anh đã chụp ảnh sương mù rất nhiều lần trước đây, chẳng hạn như trong rừng nhiệt đới hoặc trên các vùng núi cao, anh vẫn có thể hòa quyện Cầu Cổng Vàng được chiếu sáng rực rỡ dưới dải thiên hà mà chúng ta thường không có cơ hội được nhìn thấy trong cùng một bức ảnh.

Thông thường, Vịnh San Francisco là một địa điểm tuyệt vời để các nhiếp ảnh gia có thể thử nghiệm chụp ảnh bất kỳ ngôi sao nào, và việc có thể chụp được cả Dải Ngân hà ở vị trí này là điều cực kỳ hiếm. Shainblum chia sẻ cùng PetaPixel rằng, anh đã ghé thăm địa điểm này vô số lần nhưng luôn luôn có rất ít hoặc không có ngôi sao nào nhìn thấy được do ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng trong khu vực.

“Tôi nghĩ đây là một sự cân bằng hoàn hảo của những chủ thể khác nhau.” Anh giải thích. “Sương mù dày và đủ thấp để thực sự chặn hầu hết sự ô nhiễm ánh sáng từ thành phố, nhưng sương mù cũng đã đi vào nội địa sâu đến nỗi nó cũng bao phủ hầu hết vùng vịnh phía đông. Những đám mây phía trên ngay hướng đông bao quanh thành phố cũng góp phần tạo nên bức ảnh. Điều cuối cùng chính là thời điểm chín muồi giữa đêm khuya vào lúc giao mùa. Tôi đang chụp dải Ngân hà vào ban đêm khi nó bắt đầu lướt qua bầu trời phía Tây, rời xa khỏi thành phố”.

Sương mù bao phủ cầu Cổng Vàng
Sương mù bao phủ cầu Cổng Vàng

Để có được bức ảnh này, Shainblum đã chụp hai hàng ảnh nằm ngang và sau đó, anh ghép chúng lại với nhau trong quá trình xử lý hậu kỳ. Tuy rằng ngay tại thời điểm chụp ảnh, anh không hề mảy may suy nghĩ đến một bức ảnh thành công, nhưng anh hài lòng với những gì mình đã tạo thành, đặc biệt là khi xét đến sự hiếm hoi của tình huống như thế này. Với phần tháp cầu được chiếu sáng một cách ấm áp, nhẹ hướng ra khỏi màn sương dày ở bên trái, dải Ngân hà màu xanh lam tạo nên sự tương phản ở phía trên của bức ảnh.

Sương mù bao phủ cầu Cổng Vàng
Sương mù bao phủ cầu Cổng Vàng cùng dải Ngân hà bên trên

Bức ảnh này không phải là tác phẩm duy nhất anh chụp vào đêm định mệnh đó. Shainblum đồng thời cũng ghi lại một “góc nhìn kinh điển” của cây màu mang tính biểu tượng mà vô số nhiếp ảnh gia say mê. Trong bố cục, anh gói gọn cả hai tháp cầu, ló ra khỏi màn sương mềm mại bao phủ hoàn toàn khung cảnh và cả vô số vệt sáng của những chiếc xe đang chạy trên đường.

Để có được các hữu hình sương mù khác nhau và các biến thể của vệt sáng xe hơi, Shainblum đã thực hiện rất nhiều lần phơi sáng và tạo ra một bức ảnh có sự tương phản đầy màu sắc giữa tông màu ấm và lạnh.

Sương mù trên Cầu Cổng Vàng
Sương mù trên Cầu Cổng Vàng cùng dải Ngân hà bên trên

Dải Ngân hà trông ra ngọn đồi cũng xứng đáng có một bức ảnh của riêng nó. Không hề chuẩn bị trước cho một cơ hội chụp ảnh như thế này, Shainblum lưu ý rằng các nhiếp ảnh gia nên chớp lấy cơ hội ngay khi chúng vừa xuất hiện, kể cả khi điều đó đồng nghĩa là sẽ làm chệch hướng kế hoạch ban đầu.

Sương mù trên Cầu Cổng Vàng
Sương mù trên Cầu Cổng Vàng

Ngay trước đêm định mệnh này, Shainblum đã chụp vài lần phơi sáng của tháp cầu và sương mù chảy xuyên qua cánh cổng để có một khung cảnh đơn giản đến tối giản.

Các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện buổi nhiếp ảnh thiên văn

Đối với các nhiếp ảnh gia đang cân nhắc chụp dải Ngân hà, Shainblum khuyên bạn nên tham khảo kỹ dự báo thời tiết trước, chẳng hạn như trên trang web của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, lưu ý giai đoạn của mặt trăng, có thể được theo dõi bằng ứng dụng PhotoPillskiểm tra ô nhiễm ánh sáng.

Khi nói đến thiết bị, Shainblum khuyên bạn nên mang theo tripod và một ống kính góc rộng, chẳng hạn như ống kính full-frame 14mm-24mm với khẩu độ f/2.8 hoặc thấp hơn. Ngoài ra, một đèn pha cũng sẽ rất tiện dụng, đặc biệt là khi điện thoại hết pin.

Bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn và truyền cảm hứng của Shainblum tại YouTube của anh ấy và tác phẩm nhiếp ảnh và video của anh ấy có thể được tìm thấy trên trang webInstagram.

Nguồn: petapixel.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel