Chi tiết về máy ảnh Nikon Z9
Nikon đã được ca ngợi dạo gần đây khi cho ra mắt chiếc máy ảnh Z9 với những tính năng cực kỳ nổi bật. Sản phẩm đã đưa các dòng sản phẩm không gương lật lên một tầm cao mới, giành lại ngôi đầu bảng trong hệ phả máy ảnh. Mặc dù $5,500 rõ ràng là một số tiền lớn đấy, nhưng Z9 có phải là chiếc máy ảnh chuyên nghiệp có giá thành rẻ nhất mà nhà Nikon từng phát hành hay chăng?
Từ lâu, Nikon đã khẳng định danh hiệu trên cương vị là một nhà sản xuất máy ảnh hàng đầu trong ngành công nghiệp của mình, với các sản phẩm được trang bị các thông số kỹ thuật cao nhất, thực hiện các nhiệm vụ khó nhằn nhất trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Và thực tế đúng là như vậy, không gian vẫy vùng của thương hiệu không hề bị giới hạn. Tuy nhiên khi nói đến những nhiệm vụ đòi hỏi cao nhất, sản phẩm nhắm đến những phóng viên ảnh – những người sử dụng và “ngược đãi” thiết bị của họ mỗi ngày nhưng vẫn phải đáp ứng được chất lượng hình ảnh và thông số kỹ thuật cực kỳ tốt để chụp được các hình ảnh mà các thiết bị khác không thể làm được.
Máy ảnh với “thông số kỹ thuật chuyên nghiệp” đã được tạo ra từ nhu cầu nhận thức này, và theo thời gian, nó đã phát triển thành những mẫu máy ảnh hàng đầu nằm trên những kệ hàng xa xỉ nhất. Đặc biệt, các thiết bị này được thiết kế để chụp nhanh với khả năng lấy nét tự động cực nhạy, cùng hiệu suất ánh sáng yếu tuyệt vời và chất lượng xây dựng mang tính chính xác cùng độ bền cao nhất, thường kết hợp chụp chân dung/phong cảnh với dung lượng pin kéo dài.
Tất cả những điều này tất nhiên phải đi kèm với một cái giá đắt đỏ, nhưng nếu bạn cần phải có được một bức ảnh “để đời”, thì tiền bạc nói chung đã không còn giá trị.
Về Z9, Nikon đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó và nâng tầm “sự chịu chi của khách hàng” cho sản phẩm đầy cạnh tranh này. Phần thân của sản phẩm là khung hợp kim magie có khả năng chống nước và bụi, kết hợp cùng tay cầm dọc tích hợp. Vẻ ngoài cũng tương tự như D6, nhưng bằng cách tận dụng thiết kế không gương lật, thân máy giờ đây đã có kích thước nhỏ hơn đến 20%.
Tính năng giảm độ rung trong máy được tích hợp và đồng bộ hóa với giảm rung trong ống kính, mang đến khả năng bù rung lên đến 6 điểm dừng, kết hợp với ISO gốc từ 64 đến 24,600. Tự động lấy nét một cách nhanh chóng và quan trọng nhất, theo dõi chủ thể (bao gồm EyeAF) khiến nó trở thành một đối thủ đáng gờm đối với những sản phẩm hàng đầu và cả chế độ “Starlight” cho phép lấy nét tự động dưới -9.5 EV. Chụp nhanh là một nhu cầu cần thiết và Z9 đạt được 20 khung hình / giây ở chế độ thô cho hơn 1000 hình ảnh và có thể chạm mốc 30 khung hình / giây cho định dạng JPEG. Ngoài ra, thiết bị còn có thể chụp liên tiếp đến 120 khung hình / giây ở 11MP, tất cả đều được lấy nét tự động.
Điều cho phép Z9 đạt được tốc độ khung hình nhanh là nhờ có cảm biến và bộ xử lý mới trên bo mạch, cũng như việc loại bỏ màn trập cơ học. Màn trập cơ học thông thường sẽ nhanh nhạy hơn so với màn trập điện tử; có thể giải thích là do thiết kế cảm biến đã hạn chế tốc độ truy xuất dữ liệu pixel, đặc biệt là khi xử lý với độ phân giải cao. Nikon đã cố gắng cải thiện đáng kể hiệu suất đọc đến mức có thể tự tin rằng, sản phẩm sẽ giảm thiểu tất cả hiệu ứng màn trập và duy trì tốc độ đồng bộ flash thích hợp. Điều này có lợi cho việc loại bỏ các thành phần cơ khí, giúp cải thiện độ bền và giảm chi phí.
So sánh về mặt giá thành
Về mặt giá thành, Z9 cũng rất cạnh tranh so với các sản phẩm hiện thời: thấp hơn $1,000 so với Sony Alpha 1 và Canon EOS-1D X Mark III, thấp hơn $500 so với Canon EOS R3. Và thậm chí còn rẻ hơn $1,000 so với dòng D6 của hãng!
Bước đột phá của Nikon khi tiến vào thị trường chuyên nghiệp bắt đầu bằng dòng 1959 F nguyên bản – sản phẩm đã đưa máy ảnh ngàm F đến toàn thế giới – ống kính Nikkor chất lượng cao cũng chính là một điều đặc biệt tại thời điểm đó, đã làm nức lòng giới mộ điệu. Với mức giá cực kỳ rẻ – $330, sản phẩm đi kèm với một ống kính nhanh 500m và đã đưa Nhật Bản, cụ thể là Nikon, lên vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh.
SLR không phải là điều gì đó quá mới mẻ, trên thực tế khái niệm cơ bản này đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng Nikon đã giải quyết được tất cả các vấn đề chính yếu và tạo ra một thiết kế có giá phải chăng. Điều quan trọng là nó có tận 9 thấu kính ngay từ ban đầu, một kính ngắm 100%, khóa gương, màn hình lấy nét có thể hoán đổi, 250 khung hình, chất lượng cấu hình cao, ổ động cơ và một loạt các kính ngắm.
Dòng F nguyên bản được nghiên cứu trong khoảng thời gian xấp xỉ mười năm, mang đến các cải tiến để duy trì khả năng tương thích ngàm F, và đồng thời giới thiệu các tính năng như tự động phơi sáng, tự động lấy nét, cũng như mở rộng các dòng ống kính.
Ngay cả khi F4 được ra mắt vào năm 1988, rào cản kỹ thuật số đã bị phá vỡ với sự xuất hiện của Fujix D1S-P, cung cấp khả năng chụp ảnh kỹ thuật số từ đầu đến cuối. Cuộc đua lúc này nhắm vào mục tiêu sản xuất một chiếc máy ảnh kỹ thuật số có ống kính rời, ngay tại thời điểm đó, Kodak đã dẫn đầu.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi SLR được sử dụng như một chiếc vỏ “tài trợ” với cảm biến kỹ thuật số được tân trang. Kodak sẽ sử dụng thân máy SLR của cả Nikon và Canon cho đến hàng thập kỷ sau để tạo nên những sản phẩm được đón nhận nồng nhiệt (DCS-100 sử dụng F3 và có giá $20,000). Trước sự ngỡ ngàng của toàn bộ ngành công nghiệp, Nikon lại tiếp tục đánh gục tất cả khi ra mắt D1 vào năm 1999, một máy ảnh DSLR được chế tạo từ đầu bởi một nhà sản xuất duy nhất: mang tính đột phá và có giá thành cao, $5,500.
D1H (có giá $3,100) và D1X ($3,900) đã khởi động chiến lược về các kiểu máy có độ phân giải “bình thường” và độ phân giải “cao” theo sau D2H ($3,200) và D2X ($5,000), nhưng chúng đều đã bại trận bởi Canon khi thương hiệu này không chỉ có một bước tiến nhảy vọt đến cảm biến full-frame, mà còn tận dụng các lợi ích của ngàm EOS. Thời điểm quyết định để Nikon phát hành D3 ($5,000) – một chiếc máy ảnh thực sự đột phá (và được trang bị cảm biến cực kỳ ấn tượng) – đã thu hút một thế hệ những người yêu thích nhiếp ảnh. Điều đó cũng đã làm đội giá khi D3X phát hành ở mức $8,000.
Có lẽ R&D cho D3 đã được đền đáp xứng đáng, những cải tiến trong D4 ($6,000), D5 ($6,500) và D6 ($6,500) đồng nghĩa với việc giá bán đã chững lại. Vì thế, Z9 là một thiết kế có giá thành rất cạnh tranh $5,500 cho những phát triển đáng kể trong quá trình sản xuất.
Với mức giá của từng loại máy ảnh đã nêu như trên, Z9 có phải là mẫu máy ảnh chuyên nghiệp có giá thành rẻ nhất mà Nikon từng sản xuất hay không? Đáng tiếc là bạn không thể chỉ so sánh giá lúc vừa ra mắt vì hiệu ứng tăng giá chung của sản phẩm qua từng năm (hoặc lạm phát): giá tag $330 của F không thể so sánh với Z9! Bạn không thể phân tích rõ ràng giá trị của một sản phẩm được phát hành vào năm 1959 đáng giá bao nhiêu tiền trong thời đại ngày nay vì sản phẩm, tiền lương, và thực tế là các quốc gia đều thay đổi theo thời gian, nhưng chúng ta có thể ước tính bằng cách áp dụng chỉ số giá chung.
Tôi đã dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (1967) cho Tất cả Người tiêu dùng Thành thị (US Bureau of Labor Statistics Consumer Price Index (1967) for All Urban Consumers) và tính toán mức giá tương đương năm 2020 cho tất cả các mẫu máy ảnh chuyên nghiệp của Nikon. Có lẽ là không có gì để bất ngờ, F ($2,930), F6 ($3,151), F2 ($3,515) và F3 ($3,691) là các dòng rẻ nhất. Máy ảnh phim có trang bị đơn giản hơn nhiều, đồng nghĩa rằng giá thiết kế và chế tạo sẽ thấp hơn so với các thiết bị kỹ thuật số tương đương. Trên thực tế, F và F2 bao gồm một ống kính 50mm, cho nên chúng lại càng rẻ hơn! Nó cũng cho thấy F6 có giá phải chăng đến thế nào.
Máy ảnh kỹ thuật số rẻ nhất là D2H ($4,501) và D1H ($4,531), tiếp đến mới là Z9 ($5,500), khiến nó trở thành mẫu máy ảnh Nikon có giá thành cực kỳ tốt. Ở đầu kia của thang đo, D1 có giá $8,545 và D5 giá $7,009. Tất cả đều cho thấy sự phân nhóm chung của các mô hình máy ảnh trong những thập kỷ qua với phạm vi từ $6,000 đến $6,500.
Giá thành của Z9 là một điểm đánh dấu thú vị cho các nhà sản xuất. Không phải nghi ngờ rằng đã có rất nhiều chi phí trong R&D cho phạm vi các máy ảnh không gương lật đang có mặt trên thị trường, chủ yếu đến từ Nikon và Canon. Việc giá thành không đổi, thậm chí còn không hạ xuống, đã phản ánh khả năng cạnh tranh gay gắt khi các nhà sản xuất tranh giành thị phần.
Việc loại bỏ hộp gương và màn trập cơ học đã giảm thiểu một số chi phí liên quan đến sản xuất nhưng những chi phí này cũng có thể được bù đắp bằng các linh kiện khác.
Cho dù giá có giữ nguyên, chúng ta vẫn còn phải xem xét theo thời gian, nhưng đó là thị trường người mua vào thời điểm hiện tại và không có số mũ nào tốt hơn ở mặt này so với Z9.
Nguồn: petapixel.com