Thêm vệt sáng và loại bỏ đối tượng không mong muốn bằng cách xếp chồng phơi sáng
Chẳng là chuyện gì mới mẻ khi chúng ta đều bị chững lại tại chỗ và giãn cách toàn xã hội do COVID-19. Cũng vì thế, việc hạn chế các hoạt động thường nhật cũng cho chúng ta có thêm nhiều thời gian để học thêm các kỹ năng và “món nghề” mới.
Độc giả của Apalmanac – Roy Engelbrecht đã tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi của mình trong đại dịch để thử nghiệm xếp chồng các lớp phơi sáng nhằm làm đáp ứng yêu cầu của một vị khách hàng.
“Một trong những khách hàng của tôi chuyên về lĩnh vực xây dựng nhà để xe. Gần đây họ đã hoàn thiện một cơ sở với quy mô vô cùng đẹp ở gần một bệnh viện trường học. Họ muốn bức ảnh phải thể hiện được tuyến giao thông. Than ôi là hầu như chẳng có chiếc xe nào đi qua cả!”
Sau khi thiết lập máy ảnh trên tripod tại địa điểm và chụp một lớp phơi sáng khoảng 2-3 giây mỗi khi một chiếc xe chạy ngang qua, Roy kết thúc quá trình này bằng một bộ ảnh khoảng 25 bức và anh đã chọn 12 bức trong số đó để sử dụng trong chồng ảnh thành quả của mình.
Hướng dẫn cách thực hiện
Việc này hoặc bất cứ vấn đề nào tương tự đều có thể được giải quyết bằng tính năng xếp chồng ảnh trong Photoshop. Và sau đây là cách để thực hiện:
Nếu bạn sử dụng Lightroom và chọn xong tất cả các hình ảnh cần dùng, chọn Edit in > Open as Layers in Photoshop. Sau đó tất cả các tập tin đều sẽ được hiển thị thành các lớp trong một tài liệu.
Còn khi sử dụng Photoshop, hãy thực hiện theo quy trình sau:
- Đảm bảo rằng tất cả các lớp đều được căn chỉnh bằng các chọn tất cả các lớp > chọn Edit > Auto-Align Layers
- Đi đến Layer > Smart Objects > Convert to Smart Object. Bước này sẽ nhóm tất cả các lớp mẫn thử lại với nhau thành một vật thể linh hoạt. Điều này giúp bạn trở lại các lớp và thêm hoặc bớt bất kỳ lớp nào một cách dễ dàng.
- Tiếp theo là một bước quan trọng. Với lớp thông minh được chọn, đi đến Layer > Smart Objects > Stack Mode > Maximum
Và tada:
Kết quả của 12 lần phơi sáng xếp chồng bằng cách sử dụng Chế độ ngăn xếp tối đa (Maximum stack mode)
Bằng cách sử dụng chế độ ngăn xếp này, Photoshop hiển thị giá trị sáng nhất từ mọi pixel trong chồng ảnh của bạn, trường hợp này dẫn đến tất cả các vệt sáng hiển thị trong hình ảnh cuối cùng được kết hợp cùng nhau.
Nếu bạn sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau cho chế độ xếp chồng này cũng có thể cho ra hiệu quả ngược lại. Chuyển sang chế độ xếp chồng Trung vị (Median stack) với bộ hình ảnh tương tự sẽ cho ra kết quả như sau:
12 bức ảnh tương tự với chế độ xếp chồng Trung vị
Thành quả của chúng ta chính là một con đường sạch sẽ mà không hề có vệt sáng nào, bất chấp sự thật rằng tất cả các bức ảnh trong ngăn xếp đều có một số phương tiện hoặc vệt sáng nằm trên đường. Cách mà chế độ xếp chồng này hoạt động chính là bất kỳ tông màu nào chiếm ưu thế trong ảnh thì sẽ được hiển thị, điều này đồng nghĩa rằng bất kỳ vật thể chuyển động nào trong bố cục của bạn đều sẽ bị loại bỏ.
Có một số vấn đề với hình ảnh kết hợp Trung vị ở bên trên, chẳng hạn như đèn hơi quầng phía trên bãi đậu xe. Tuy nhiên đây là một cách khá hay để Photoshop có thể thực hiện các công việc phức tạp trong quá trình loại bỏ đối tượng, sau đó bạn luôn có thể xem lại và tinh chỉnh theo yêu cầu.
Sau đây là một ví dụ khách khi áp dụng chế độ xếp chồng Trung vị:
Ở ví dụ này, tất cả các phương tiện và con người đang di chuyển trong khung hình đều được loại bỏ khỏi bức ảnh, cho ra một con đường hoàn toàn trống không. Cách này cũng có thể rất hữu dụng đối với những khu vực đông đúc nhằm loại bỏ những phương tiện, con người hoặc các vật thể chuyển động không mong muốn.
Và một hiệu quả thú vị của chế độ xếp chồng này nằm ở những đám mây nằm ở trên đầu bức ảnh. Sử dụng chế độ xếp chồng trung vị cũng có tác dụng mô phỏng một độ phơi sáng thật dài bắt đầu từ bức ảnh đầu tiên và kết thúc ở ảnh cuối được chọn. Thành quả của chúng ta là những đám mây mềm mại cũng hệt như bạn sử dụng cách phơi sáng lâu. Nhiễu trong ảnh thành phẩm dường như đã được cải thiện nhờ vào sự thật rằng nhiễu kỹ thuật số “di chuyển” từ bức ảnh này sang bức ảnh khác, dù rằng điều này sẽ ít mang lại lợi ích cho chúng ta hơn vì chúng ta hiếm khi chụp ở độ ISOs cao hơn khi có tripod.
Tốt nhất khi chụp bằng cách này, khoảng trống giữa cách bức ảnh phải được duy trì ở mức nhỏ nhất để tạo ra sự chuyển tiếp mượt mà nhất giữa các bức ảnh sau khi chúng ta đã xếp chồng chúng lại với nhau trong Photoshop.
Kỹ thuật này cũng có một số ưu điểm so với thời gian phơi sáng lâu:
- Bạn có khả năng đẩy thời gian phơi sáng của mình lên giá trị rất cao ngay cả trong điều kiện sáng và không cần sử dụng các bộ lọc ND đắt tiền, từ đó loại bỏ các phép tính phức tạp để xác định thời gian phơi sáng mà bạn cần.
- Phơi sáng lâu hơn có nguy cơ bị mờ cao hơn nhiều so với phơi sáng ngắn hơn 2-3 giây. Ngay cả khi bạn thực hiện sai, việc loại bỏ một bức ảnh trong số nhiều bức ảnh ngắn cũng ít gây bất tiện hơn nhiều so với việc phải loại bỏ bức ảnh phơi sáng 15 phút.
- Kỹ thuật này mang đến cho bạn khả năng định hình ánh sáng theo cách mà bạn mong muốn. Chụp nhiều bức ảnh có nghĩa là bạn có thể kết hợp các vệt sáng và nếu có bất kỳ bức ảnh nào không phù hợp với phần còn lại theo ý muốn của bạn, tất cả những gì bạn phải làm là loại bỏ nó. Sử dụng một lần phơi sáng lâu để chụp nhiều vệt sáng sẽ khiến bạn ít có khả năng kiểm soát và khả năng mường tượng hình ảnh thành quả của mình trông như thế nào.
Bạn nghĩ gì về kỹ thuật này, đây có phải là thứ bạn sẽ áp dụng trong tác phẩm của mình không? Có bất kỳ kỹ thuật nào khác mà bạn muốn cùng chúng tôi bàn luận về không? Hãy cho chúng tôi biết bên dưới nhé!
Tất cả hình ảnh thuộc quyền sở hữu của nhiếp ảnh gia Roy Engelbrecht.
Nguồn: apalmanac.com