Việc chụp hàng trăm hay hàng nghìn tấm ảnh trong một buổi chụp là một điều không quá khó nhưng việc chuyển một số lượng lớn hình ảnh cho người khác lại là một quá trình tốn rất nhiều thời gian và thường gây tâm lý e ngại cho một số nhiếp ảnh gia. Trong bài viết này, nhiếp ảnh gia Steve Winter đưa chúng ta tới cận cảnh quá trình làm việc của anh ấy khi lọc từ 112 hình ảnh xuống chỉ còn 1 hình ảnh duy nhất.
Steve Winter là phóng viên ảnh về động vật hoang dã và là nhiếp ảnh gia đóng góp cho National Geographic. Anh ấy nổi tiếng với những bức ảnh ấn tượng về những chú hổ. Đối với video này, Steve đã thực hiện chụp một bé mèo trong studio. Nhiệm vụ của Steve là chỉnh sửa tất cả thành một hình ảnh duy nhất để kể một câu chuyện hoàn chỉnh về chú mèo này. Chúng ta có thể quan sát khi Steve thực hiện một số lần lướt qua các bức ảnh, với mỗi lần lọc ảnh, Steve lại tập trung vào một khía cạnh khác nhau.
Các tiêu chí chọn ảnh
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Mục tiêu đầu tiên của Steve là loại bỏ những hình ảnh không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về kỹ thuật. Ảnh chụp thừa/thiếu sáng hoặc ảnh out nét đều bị từ chối. Ngay cả khi có những yếu tố mà Steve thích trong ảnh, chẳng hạn như biểu cảm của mẫu hoặc bố cục hoàn hảo, anh ấy cũng sẽ loại bỏ nếu các khía cạnh kỹ thuật không đúng.
Đối với video này, có vẻ như Steve đang đưa ra những quyết định chỉ dựa trên phiên bản in của các bức ảnh. Điều này tạo nên một hình ảnh tốt, vì chúng ta thấy anh ấy đang đứng trước bức tường treo 112 bản in hơn là nhìn thấy anh ấy đang ngồi trước màn hình máy tính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng máy tính sẽ giúp Steve đánh giá chính xác hơn nhiều về việc hình ảnh có thực sự dư sáng hay thiếu sáng hay không.
Chụp ở định dạng RAW + JPEG sẽ cho phép bạn khôi phục các chi tiết vùng sáng và vùng tối có thể bị mất một cách nhanh chóng cho mục đích chọn lọc. Có thể trong lúc chụp chú mèo di chuyển tới gần nguồn sáng và điều đó dẫn đến việc độ phơi sáng đôi khi bị tắt.
Nếu bạn thấy mình đang chụp một chủ thể mà bạn không thể kiểm soát chuyển động, thì bạn nên đặt đèn ra xa chủ thể một chút. Điều này sẽ đảm bảo rằng độ phơi sáng trên đối tượng của bạn sẽ không thay đổi nhiều ngay cả khi đối tượng di chuyển xung quanh phim trường.
Khung hình và bố cục
Tiếp theo, sự chú ý của Steve sẽ dành cho khung hình và bố cục. Steve thừa nhận rằng bạn phải đưa ra những lựa chọn khó khăn khi chỉnh sửa và bạn phải sẵn sàng loại bỏ những hình ảnh không đủ đẹp. Lúc này Steven tập trung vào việc loại bỏ những hình ảnh có vị trí chủ thể khó xử lý hoặc các bộ phận cơ thể bị cắt mất. Điều này khá quan trọng để quyết định mức độ chặt chẽ đối với chủ đề mà bạn muốn truyền tải.
Việc loại bỏ các yếu tố hậu cảnh có thể dẫn đến một bức chân dung ấn tượng trong đó đôi mắt của đối tượng là chủ đạo, nhưng cũng có thể việc đóng khung đối tượng của bạn sẽ không có sự liên quan giữa đối tượng và môi trường xung quanh.
Thông điệp bức ảnh truyền tải
Tiếp theo Steve sẽ chú ý tới thông điệp mà bức ảnh muốn truyền tải và hành động của chủ thể. Steve đang tìm kiếm những hình ảnh kể về câu chuyện của chú mèo và môi trường xung quanh nó. Trong một bức ảnh phức tạp có thể có nhiều chủ thể và mắt người xem di chuyển xung quanh khung hình. Trong một bức ảnh tĩnh, thường sẽ có một yếu tố duy nhất mà người xem bị thu hút. Nếu yếu tố đó kể một câu chuyện không hoàn chỉnh, Steve sẽ từ chối chọn bức ảnh đó. Steve cũng đang tìm kiếm những khoảnh khắc thể hiện sự bất ngờ, phá bỏ những suy nghĩ theo lối mòn của chúng ta về chủ đề đó.
Khi Steve tiếp tục giảm số lượng ảnh cần chỉnh sửa xuống còn 8 hình ảnh. Từ đây, việc loại bỏ các bức ảnh trở nên khó khăn hơn. Steven nói rằng việc lọc ảnh rất khó khăn và suy nghĩ đánh giá của bạn có thể thay đổi theo thời gian. Nhiều nhiếp ảnh gia không chắc chắn làm thế nào để đối phó với những hình ảnh bị loại. Một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp như Jeremy Cowart và Peter Hurley chọn phương án là xóa ngay những hình ảnh không phù hợp. Trong quy trình làm việc của mình, tôi cũng xóa những hình ảnh xấu và những hình ảnh trông giống nhau.
Khi quá trình lọc ảnh dần đi đến hồi kết, Steve phải đứng giữa 2 lựa chọn cuối cùng. Những bức ảnh này ít phức tạp hơn những hình ảnh khác mà anh ấy chụp được vào ngày hôm đó. Steve dựa vào bản năng của một nhiếp ảnh gia để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Hai hình ảnh giống nhau ở chỗ đều cho thấy chú mèo đang nhìn ra xa về cùng một hướng. Một bức ảnh có các hình tam giác phát sáng trên tường studio làm nền, trong khi bức ảnh kia lấy đường chân trời của Thành phố New York làm nền. Bạn có thể xem video bên trên để biết đâu là lựa chọn cuối cùng của anh ấy.
Tôi rất thích cách video cho chúng ta tiếp cận quá trình suy nghĩ của một nhiếp ảnh gia trong khi làm việc. Anh ta chụp bao nhiêu bức ảnh trong một buổi chụp? Có bao nhiêu ảnh được giữ lại? Có bao nhiêu ảnh bị xóa? Anh ta sử dụng phần mềm nào để thực hiện các lựa chọn?
Trên đây là video khác trình bày quy trình chọn lọc hình ảnh của tác giả từ một buổi chụp hình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn bớt đau đầu trong việc lựa chọn hình ảnh đẹp nhất sau mỗi buổi chụp hình.
Theo Fstoppers