Một trong những phát triển âm thầm để nâng cao chất lượng hình ảnh là Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range). Những ngày tháng mà chúng ta phải loay hoay giữa chi tiết sáng và chi tiết bóng đã không còn nữa; gần như tất cả các máy ảnh hiện đại đều có thể chụp lại đồng thời cả hai một cách dễ dàng. Tuy vậy, dù cho khả năng này hữu dụng là thế, nó sẽ khiến chúng ta trở lên lạm dụng.

Mở rộng Dynamic Range một cách không cần thiết

Hầu hết các bức ảnh HDR mà tôi thấy thật ra không cần thiết phải ở định dạng HDR. Bầu trời thì tối màu hơn cả tiền cảnh, và tất cả mọi thứ trôi nổi trong bức ảnh với những màu sắc bóng bẩy không hề tự nhiên. Toàn bộ khung cảnh bằng một cách nào đó trở nên phẳng đuột. Vùng sáng không hoàn toàn sáng mà vùng tối lại không hoàn toàn tối.

Kể cả khi không xét trên thể loại nhiếp ảnh HDR, nhiều nhiếp ảnh gia vẫn có một nỗi sợ vô lí khi cắt dải động. Không cần quan tâm đến tổng thể bức ảnh, họ sẽ tái tạo vùng sáng và tối cho đến khi Lightroom ngừng cảnh cáo vì đã mất hết các tiểu tiết. Ơn trên cấm tiệt bất kỳ âm 0,0,0 hoặc 255,255,255 nào len lỏi vào; gai ở các cạnh của biểu đồ sẽ đủ sắc nhọn để giết chúng ta.

Thực tế – xét trên quan điểm cá nhân – biểu đồ dưới đây là một ví dụ rất tuyệt cho bức ảnh điển hình. Đó là một đường cong hình chuông nhỏ gọn gàng, đẹp mắt, và chắc chắn sẽ làm cho giáo sư thống kê của bạn trở nên tự hào:

 Thật là một biểu đồ hoàn hảo. Hình ảnh thành phẩm chắc chắn là một tác phẩm nghệ thuật.
Thật là một biểu đồ hoàn hảo. Hình ảnh thành phẩm chắc chắn là một tác phẩm nghệ thuật.

Trong khi đó, biểu đồ dưới đây lại là một cơn ác mộng:

Biểu đồ khủng khiếp. Bạn nên tránh trường hợp này bằng bất cứ giá nào.
Một biểu đồ khủng khiếp. Bạn nên tránh trường hợp này bằng bất cứ giá nào.

Nhưng mọi thứ không thực sự đơn giản như vậy. Trong thế giới nghệ thuật, trắng sáng và đen tuyền có thể là những công cụ đắc lực. Đã bao nhiêu thế kỷ mà các họa sĩ khao khát những điểm sáng rực rỡ nhất và những bóng tối đậm màu nhất, đặt cả niềm tin may mắn vào màu sơn để đạt được chúng? Không còn nghi ngờ gì nữa, họ sẽ cười nhạo các nhiếp ảnh gia – những người có vẻ như là những nghệ sĩ duy nhất muốn mọi thứ trong bức ảnh từ mặt trời đến tiền cảnh tối đều bị biến thành tông trung.

Trường hợp cụ thể, biểu đồ đầu tiên trong số hai biểu đồ ở trên thuộc về kiệt tác có lẽ không-phải-là-tuyệt-vời này:

Biểu đồ hoàn hảo; bức ảnh hoàn hảo.
Biểu đồ hoàn hảo; bức ảnh hoàn hảo.

Trong khi biểu đồ thứ hai trong số này thuộc về một bức ảnh mà bạn có thể đã thấy trước đây mang tên Moonrise, Hernandez, New Mexico.

Nói tóm lại, vẫn ổn thôi nếu bạn xử lý ảnh để giữ lại tông màu của chúng so với thế giới thực. Cây bóng không cần +100 phục hồi bóng (shadow recovery) để hiển thị toàn bộ chi tiết trên vỏ cây. Và mặt trời không cần phải tối lại thành một cái đĩa màu vàng vào giữa ban ngày. Đừng sợ biểu đồ hình yên ngựa, hay biểu đồ có tất cả mọi thứ tập trung về hẳn một bên.

Bức ảnh khiến tôi quay lưng lại với HDR – gần như là vĩnh viễn – ngay đây:

NIKON D800E + 70-200mm f/4 @ 135mm, ISO 100, 1/125, f/8.0
NIKON D800E + 70-200mm f/4 @ 135mm, ISO 100, 1/125, f/8.0

Ảnh ở trên không phải là HDR, mà là một ảnh đơn cố gắng để cắt cả vùng sáng và đặc biệt là vùng tối nhờ vào dải động vô cùng độc đáo của bức ảnh. Tôi thích nó vẹn nguyên như vậy. Nhưng khi tôi đang đứng tại vị trí này, phần cắt khiến tôi hoang mang và tôi đã thực hiện một số biến thể HDR để đề phòng. Sau đây là thành phẩm cuối cùng, được chỉnh sửa để loại bỏ tất cả các đoạn cắt:

Phiên bản HDR không có đổ bóng bị cắt bớt hoặc vùng sáng 
Phiên bản HDR không có đổ bóng bị cắt bớt hoặc vùng sáng 

Nó có tất cả các chi tiết sáng và tối bị thiếu so với bản gốc, nhưng nó không hề có nét đặc trưng nào cả. Tôi đã san bằng cảm xúc bên cạnh ánh sáng.

HDR và ​​các kỹ thuật tương tự được cho là hữu ích, thậm chí cần thiết. Nhiếp ảnh kiến ​​trúc và bất động sản là các ví dụ rõ ràng, trong đó bạn thường sẽ thấy những cơn gió bị sáng bật lên trong tất cả các cửa sổ (tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng tệ).

Thay vào đó, điểm mấu chốt chính là hãy tránh mở rộng phạm vi động một cách không cần thiết. Thành thật mà nói, nhiều bức ảnh trông đẹp hơn khi chúng kết tụ một số tông màu với nhau. Đừng làm tan nó đi – dù cho là phục hồi bóng, HDR hay bất kỳ kỹ thuật nào khác – mà không có lý do chính đáng về nghệ thuật hoặc thương mại.

Không cần phải quá phụ thuộc vào Dynamic Range

Ít nhất trên cương vị là một nhiếp ảnh gia phong cảnh, tôi luôn cảm thấy lỗi “khôi phục vùng tối và vùng sáng quá mức” xuất hiện mọi lúc mọi nơi, kể cả trong tác phẩm của chính tôi nếu tôi có lỡ bất cẩn. Nhưng đôi khi điều ngược lại xảy ra: Nhiếp ảnh gia làm sáng các vùng sáng và làm tối vùng tối đến mức đỉnh điểm, khiến cho độ tương phản cực cao dù cho bức ảnh đó đang đòi hỏi sự tinh tế.

Thực tế là rất nhiều đối tượng trong thế giới thực nằm ở vùng trung tính. Điều đó không có nghĩa là chúng cần được chụp theo cách đó – chúng vẫn có thể trở nên đẹp hơn một cách dễ dàng khi đối tượng có độ chính xác cao, độ chính xác thấp hoặc độ tương phản cao (nhưng trong một số trường hợp thì chúng ta buộc phải chụp như thế). Đừng bao giờ sợ để lại hình ảnh của mình các vùng trung tính, vùng sáng vừa phải và vùng tối vừa phải. Thông thường thi nó sẽ trông đẹp hơn so với khi chúng ta chỉ tăng độ tương phản.

Tôi nghĩ vấn đề này thường phổ biến hơn trong Darkroom Days, với các loại giấy có độ tương phản cao thường sẽ bán chạy hơn các loại giấy có độ tương phản thấp. Nếu bản in của bạn không có màu đen đậm và trắng sáng, thì nó có thực sự nổi bật hay không? Ngay cả hiện tại, tư duy này vẫn còn phổ biến trong lĩnh vực in ấn, nơi mà các loại giấy mờ có độ tương phản thấp rất được ưa dụng để chụp chân dung nhưng gần như không phổ biến đối với các nhiếp ảnh gia phong cảnh, những người có xu hướng thích những thứ siêu bóng.

Nhưng chính sự tinh tế mang trên mình những cảm xúc của riêng nó và có thể trở nên cực kỳ phù hợp với chủ thể của bạn. Tôi sẽ không bao giờ in hình ảnh này trên giấy siêu bóng đâu:

NIKON D800E + 70-200mm f/4 @ 200mm, ISO 100, 1/160, f/11.0
NIKON D800E + 70-200mm f/4 @ 200mm, ISO 100, 1/160, f/11.0

Tôi cũng không muốn thêm điều chỉnh Curves trong Photoshop để đẩy tông màu của ảnh này sang màu trắng và đen:

NIKON D800E + 105mm f/2.8 @ 105mm, ISO 100, 1/6, f/16.0
NIKON D800E + 105mm f/2.8 @ 105mm, ISO 100, 1/6, f/16.0

Vì vậy, bằng cách đó bạn không cần thiết phải khôi phục vùng sáng và vùng tối, bạn cũng không nên đẩy các vùng trung tính vi tế đến đỉnh điểm trong khi chúng sẽ đẹp hơn khi đứng một mình.

Kết luận

Tôi thường nói rằng, tất cả các bức ảnh phải được tạo ra – đặc biệt là chỉnh sửa và xử lý hậu kỳ – theo giá trị riêng của nó. Nếu bạn cảm thấy mình đang làm hậu kỳ vì bất kỳ lý do nào khác ngoài lý do đó, tôi khuyên bạn nên cân nhắc lại mọi chuyện.

Ví dụ, thật ngạc nhiên làm sao khi tôi thấy các nhiếp ảnh gia chỉnh sửa tông màu trong hình ảnh của họ trong khi xem biểu đồ thay vì chỉ xem hình ảnh. Tôi không biết khái niệm của bạn về “biểu đồ tối ưu” như thế nào đối với một hình ảnh đã chỉnh sửa, nhưng hãy loại bỏ ý nghĩ này. Tông màu đen hoặc trắng hoàn toàn ổn. Các bóng mờ hoàn toàn ổn. Toàn bộ hình ảnh đều là vùng trung tính cũng hoàn toàn ổn.

Điều quan trọng duy nhất, chính là hướng đến những gì có vẻ là đúng đắn, phù hợp và những điều làm cho thông điệp cảm xúc của bạn trở nên hiệu quả hơn. Theo đó, dải phạm vi động cũng giống như mọi thứ khác trong nhiếp ảnh mà thôi.

Nguồn: photographylife.com

Contributor

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel