Nhiều người thường nghĩ việc chụp ảnh phong cảnh là phải sử dụng ống kính góc rộng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng ống kính tele để làm điều đó. Ống kính tele thường được các nhiếp ảnh gia dùng trong nhiếp ảnh động vật hoang dã, nhưng nếu biết cách, chúng cũng mang lại những cơ hội sáng tạo mới cho nhiếp ảnh phong cảnh.
Lời mở đầu
Các nhiếp ảnh gia chẳng hạn như Galen Rowell thường sử dụng ống kính góc rộng 24mm là chủ yếu, thỉnh thoảng là 20mm, nhưng dần dần anh ta đã thay đổi sang ống kính có tiêu cự 16-35mm, rồi sang 14mm và gần đây là 12mm.
Chụp ảnh góc rộng là một trong những lý do chính khiến tôi chuyển sang sử dụng máy ảnh khổ lớn – điều này bị hạn chế rất nhiều đối với ống kính tele. Có nhiều lý do cho điều này. Thứ nhất, ta có thể chụp được khu vực cảnh rất rộng, cũng như tạo ra ảnh có hiệu ứng phối cảnh mạnh, tạo cảm giác chiều sâu một cách tự nhiên. Thứ hai, chúng thu nhỏ hậu cảnh, những vật thể ở gần sẽ có vẻ lớn hơn và những vật ở xa sẽ có vẻ nhỏ hơn – đây là một phần của sự quyến rũ của ống kính góc rộng.
Ống kính tele nặng hơn khi mang theo và khó sử dụng hơn ống kính góc rộng. Mọi thứ đều cần phải chính xác hơn, vì những thay đổi nhỏ sẽ gây nên tác động lớn. Điều thú vị thứ nhất đó là góc xem hẹp, giúp dễ loại bỏ các yếu tố hậu cảnh không mong muốn ra khỏi khung hình.
Điểm thứ hai có thể là điều khiến cho việc chụp ảnh phong cảnh với ống kính tele trở nên hấp dẫn – đó chính là khi bạn chọn một phần nhỏ của cảnh, bạn hướng người xem trực tiếp đến điều mà bạn thấy thú vị mà họ có thể đã bỏ qua. Điều này thể hiện một phần phong cách, cá tính của bạn và cá nhân hoá những bức ảnh mà bạn chụp.
Nếu các nhiếp ảnh gia đứng chụp ở cùng một phong cảnh với ống kính góc rộng có nhiều khả năng họ chỉ tạo ra những hình ảnh giống y hệt nhau. Do đó, việc sử dụng ống kính tele sẽ giúp bạn tìm ra điểm nổi bật của phong cảnh đó để đưa vào tấm ảnh của mình.
“Với gần 500 trang, chụp gần 60 công viên quốc gia trong cuốn sách ảnh Những Vùng Đất Được Bảo Tồn của tôi là một thách thức. Hầu như mỗi hình ảnh phải đại diện cho một địa điểm khác nhau. Tôi lặp lại các hình ảnh được chụp từ cùng một điểm nhìn, cùng một hướng và chỉ khác nhau về lựa chọn độ dài tiêu cự” – chia sẻ của QT Luong (Nhiếp ảnh gia cho Công Viên Quốc gia Mỹ)
Ví dụ # 1: Ảnh bìa trong cuốn Di tích Quốc gia
Trong suốt một buổi chiều, tôi đã ở địa điểm Đài tưởng niệm Quốc gia rừng gỗ lim, bên cạnh những tảng đá và hệ thực vật. Hầu hết các tác phẩm của tôi bao gồm những bức ảnh góc rộng với những tảng đá ở tiền cảnh. Vào lúc hoàng hôn, tôi đã thực hiện thêm một bức ảnh như vậy ở cài đặt rộng nhất của ống kính 16-35mm. Tiền cảnh là các ngọn núi chính trong di tích, Silver Bell và Ragged Top. Tuy nhiên, ở cách xa hơn 20 dặm và chỉ cao khoảng 4.000 feet, chúng xuất hiện rất nhỏ ở đường chân trời.
Ragged Top – viên ngọc quý của Di tích Quốc gia rừng gỗ lim. Giữa hai bức ảnh góc rộng, tôi phóng to đến đỉnh bằng ống kính 100-400mm để có một bức ảnh duy nhất ở tiêu cự 340mm. Mặc dù hình ảnh thu được chỉ là ảnh cắt trước đó, nhưng nó hoàn toàn khác biệt. Phối cảnh trông tự nhiên đến mức không cần so sánh, bạn sẽ không biết nó được tạo ra bằng ống kính super-tele đâu. Một chút cắt xén đã nâng cao tính đối xứng của hình ảnh, khiến nó trở thành ảnh bìa tuyệt vời cho cuốn sách Di tích Quốc gia.
Ví dụ # 2: Ảnh đầu tiên trong cuốn Di tích Quốc gia
Trong cuốn Di tích Quốc gia, có một cặp hình ảnh thứ hai, được chụp từ đỉnh Núi Tuyết ở Đài tưởng niệm Quốc gia Núi Tuyết Berryessa. Trong chuyến thăm vào mùa xuân của tôi đến đài tưởng niệm, những ngọn đồi đã tươi tốt, được bao phủ bởi cỏ xanh tươi và hoa dại.
Hình ảnh sau đây thậm chí còn ấn tượng hơn. Hình ảnh rộng được chụp ở tiêu cự 54mm – theo tiêu chuẩn chụp ảnh phong cảnh ngày nay và hình ảnh chụp bằng ống kính tele ở 240mm. Chất lượng hình ảnh đã khiến nó được đặt ở đầu tiên bên trong cuốn sách. Một trong những thách thức với ống kính tele là tạo ra cảm giác về chiều sâu. Trong trường hợp này, độ sâu được tạo ra bởi tông màu lạnh, bầu khí quyển và độ tương phản tự nhiên theo khoảng cách, và sẽ không nên áp dụng hiệu chỉnh “dehaze” làm trong ảnh.
Những thách thức về mặt kỹ thuật
Dưới đây là chi tiết về mặt kỹ thuật minh họa cho độ sâu trường ảnh với ống kính tele. Khi tôi chụp ảnh Ragged Peak, tôi nghĩ rằng cây xương rồng ở tiền cảnh đủ xa để chúng trở thành chủ thể ở vô cực, giống như những ngọn núi. Do đó, tôi đã sử dụng khẩu độ f/8. Trên Sony a7R IV, nhiễu xạ bắt đầu hạn chế độ sắc nét sau f/6.7. Trên màn hình LCD, hình ảnh trông đủ sắc nét, nhưng khi xem lại hình ảnh ở 100% trên màn hình máy tính, nó cho thấy ngọn núi “hơi mềm” vì không đủ độ sâu trường ảnh.
Việc áp dụng phần mềm làm sắc nét Topaz Sharpen AI cần phải thực hiện một cách có chọn lọc, vì phần mềm đã làm sắc nét quá mức đỉnh núi. Có thể sự khác biệt sẽ không đáng chú ý trên bản in 10×12 inch (kích thước của cuốn sách), và thực sự hình ảnh gốc trông có thể chấp nhận được, nhưng con gái tôi đã có thể phân biệt sự khác biệt giữa hai bản in thử nghiệm khi chúng được đặt cạnh nhau.
Tính toán độ sâu trường ảnh này (sai số 10 micron) phù hợp với cảm biến full-frame Sony a7R IV 61 MP (2,5 lần độ cao điểm ảnh 3,76 micron), chúng tôi tìm thấy khoảng cách siêu nét là 1.450 mét cho tiêu cự 340 mm và f/8. Khoảng cách siêu nét là khoảng cách gần nhất mà bạn có thể lấy nét mà vẫn có được tiêu điểm vô cực hoàn hảo.
Ống kính tele có thể giúp bạn tạo ra các hình ảnh phong cảnh khác nhau, nhưng chúng mang lại nhiều thách thức. Không chỉ để tâm đến bố cục mà còn đòi hỏi kỹ thuật cẩn thận hơn. Như chúng ta vừa thấy, độ sâu trường ảnh bị giới hạn, đặc biệt là với các cảm biến có độ phân giải cao, vì vậy việc lấy nét phải rất chính xác và mặc dù yếu tố gần nhất có thể ở xa hàng trăm (hoặc có thể hàng nghìn) mét. Việc nâng cao kỹ thuật là điều cần thiết. Hiệu ứng rung rất dễ bị khuếch đại, một cơn gió nhẹ cũng có thể khiến ảnh mất đi độ nét.
Dưới đây là 13 tip thực tế để bạn có thể vượt qua thử thách chụp phong cảnh với ống kính tele. Tất cả hình ảnh trong bài viết đều được chụp bằng ống kính Sony FE 100-400 cho cuốn Di tích Quốc gia.
#Tip 1. Kiểm tra độ sắc nét
Các bức ảnh có thể trông tuyệt vời trên màn hình LCD, nhưng hóa ra lại không thể sử dụng được trong bản in vì chúng không đủ sắc nét. Kiểm tra màn hình LCD của máy ảnh ở độ phóng đại 100% để xem ảnh của bạn có sắc nét hay không trước khi chuyển sang ảnh tiếp theo luôn là một ý kiến hay để tránh thất vọng về sau. Điều này quan trọng hơn cả trong chụp ảnh bằng ống tele bởi vì có rất nhiều lý do khiến hình ảnh tele có thể thiếu độ sắc nét quan trọng. Nếu bạn nhận thấy rằng hình ảnh không sắc nét, thì đã đến lúc thực hiện một số điều chỉnh dưới đây.
#Tip 2. Tập trung tâm trí vào độ sâu trường ảnh
Một lý do tại sao khó có được hình ảnh sắc nét bằng ống kính tele là vùng độ sâu trường ảnh nhỏ hơn rất nhiều so với ống kính góc rộng và ống tiêu chuẩn. Bất kỳ sự thiếu chính xác nào trong việc lấy nét đều có thể xảy ra. Lấy nét bằng tay ở độ phóng đại 100% là cách tốt nhất nhưng nếu bạn sử dụng lấy nét tự động – hãy nhớ kiểm tra xem nó có hợp không nhé.
Để biết dấu hiệu về mức độ thu hẹp của vùng độ sâu trường ảnh, hãy tham khảo bức ảnh trên, chúng tôi thấy rằng với ống kính 340mm trên Sony a7R IV, ngay cả ở f/22, độ sâu trường ảnh bao gồm vô cực bắt đầu từ khoảng cách nửa dặm.
# Tip 3. Cân nhắc tính năng Focus Stacking
Ở tiêu cự dài hơn có thể không thể lấy được cả tiền cảnh và hậu cảnh. Việc giảm ống kính xuống f/22 không phải là tối ưu vì nó làm giảm chất lượng hình ảnh do nhiễu xạ. Ngoài ra, yêu cầu sử dụng tốc độ màn trập thấp khiến ảnh chụp dễ bị rung hơn. Một giải pháp thay thế hữu ích là kết hợp độ phơi sáng được thực hiện với các điểm lấy nét khác nhau ở f/11.
# Tip 4. Cần thời gian để bầu trời trong hơn
Độ trong của bầu trời là một vấn đề thường bị bỏ qua khi chụp ảnh tele. Thông thường, với những bố cục đó, ngay cả những chủ thể gần nhất cũng có thể bị giảm chất lượng hình ảnh do chất lượng không khí. Vào một buổi chiều nắng nóng trên sa mạc, nhìn vào khung ngắm của ống kính tele, bạn có thể thấy các yếu tố ở xa bị rung do đối lưu không khí.
Ngay cả trong điều kiện không có gió, chụp ảnh ở khoảng cách xa cũng chẳng hề sắc nét. Vào buổi sáng nhiệt độ mát hơn, bầu khí quyển thường trong hơn, và đó thường là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh tele. Ngoài ra, vào lúc bình minh và chiều tối, khi mặt trời chưa tắt, khói hay sương mù cũng giảm nhiều.
# Tip 5. Sử dụng Kính lọc phân cực
Khói mù bao gồm các hạt trong không khí phản xạ ánh sáng, làm giảm độ tương phản và khử mất màu sắc. Một kính lọc phân cực sẽ làm cho mây mù biến mất vì nó cắt giảm phản xạ. Kính lọc phân cực trở nên đặc biệt hữu ích cho các bức ảnh chụp từ xa.
# Tip 6. Sử dụng một chân máy chắc chắn
Lý do chính khiến ảnh chụp xa không rõ nét là do máy ảnh bị rung. Việc dùng một ống kính tele để có được một bức ảnh thành công là rất khó. Những ống kính đó thường có size lớn và nặng. Chỉ cần các chuyển động nhỏ của máy ảnh cũng ảnh hưởng đến bố cục. Bạn cần tốc độ màn trập nhanh hơn để có hình ảnh sắc nét, với quy tắc chung là bạn cần thời gian phơi sáng tính bằng giây nhanh hơn 1/F, trong đó F là độ dài tiêu cự tính bằng milimét. Điều này khó đạt được trong điều kiện ánh sáng yếu, đặc biệt nếu bạn đứng yên một chỗ và sử dụng kính lọc phân cực.
Khi có cơn gió nhẹ ngang qua, ngay cả một chân máy hoạt động tốt với ống kính thông thường cũng không đủ để ổn định ống kính tele. Thông thường, tôi sử dụng một chân máy seri 2 và một đầu bi cỡ trung bình. Tuy nhiên, sự kết hợp đó thường không đủ cho một bức ảnh chụp xa. Trong những chuyến đi đường dài, tôi mang theo một giá ba chân seri 3 và một đầu bi kích thước full size. Bộ chân máy này có tác dụng khi đi bộ chụp ảnh ven đường. Tôi nhận thấy một sự khác biệt đáng kể cho ống kính tele.
#Tip 7. Sử dụng giá đỡ chân máy
Giá đỡ chân máy thường được sử dụng cho ống kính tele để giảm sức nặng. Việc này nhằm tránh cho ống kính bị lệch khi chụp trong thời gian dài.
Hầu hết các ống kính tele cao cấp đều có giá đỡ ba chân gắn sẵn. Các ống kính tele nhỏ hơn thì không, nhưng bạn có thể mua ở ngoài. Khi tôi thêm chân máy vào Sony 70-300, tôi nhận thấy tỷ lệ chụp thành công cao hơn, trong khi trước đây thường gặp khó khăn để có được hình ảnh sắc nét.
# Tip 8. Ổn định chân máy
Có một chân máy ổn định, chịu được sức nặng của ống kính tele là thực sự cần thiết. Nhiều chân máy có cả móc để treo đồ, bạn có thể treo túi máy ảnh lên đó cho gọng gàng. Ngoài ra, treo đồ nặng lên chân máy giúp máy đứng vững hơn bạn chụp ảnh ngoài trời (không bị ảnh hưởng bởi gió).
Một cách khác giúp chân máy ổn định khi chụp là dùng tay ấn vào đầu máy ảnh, hoặc dùng chân của bạn giữ cho chân máy đứng chắc chắn hơn.
# Tip 9. Sử dụng điều khiển từ xa
Trừ khi bạn sử dụng một chân máy cực kỳ cứng cáp, nếu không, việc nhấn nút chụp sẽ dẫn đến việc bị rung máy ảnh. Đối với các ống kính thông thường, với độ trễ hẹn giờ là 5 giây (chứ không phải 2 giây!) Thì độ rung đã đủ giảm, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đối với ảnh chụp xa, 10 giây là thích hợp hơn.
Vấn đề là khá nhiều vấn đề có thể xảy ra trong 10 giây đó, có khi là cả một cơn gió giật mạnh. Vậy thì một chiếc điều khiển từ xa sẽ làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
# Tip 10. Bình tĩnh chờ cơn gió đi qua
Ống kính tele đặc biệt nhạy cảm với gió vì kích thước và độ phóng đại của chúng. Nếu bạn để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy xen kẽ giữa những cơn gió sẽ là một “khoảng lặng”. Cố gắng nhả cửa trập trong thời gian ngưng gió. Có thể điều này sẽ thách thức sự kiên nhẫn của bạn đấy!
# Tip 11. Tìm nơi trú ẩn tránh gió
Khi tôi bước lên đỉnh núi Dona Anna gió cực kỳ mạnh, nhưng khi đi xuống vài mét theo hướng gió, tôi đã tìm thấy chỗ “trú ẩn” để chụp ảnh lúc hoàng hôn. Cái cây ở đó to tới nỗi có thể làm nơi trú ẩn lý tưởng.
Đứng ở địa hình thấp hơn thường tốc độ gió cũng chậm hơn, vì vậy chỉ cần hạ chân máy của bạn xuống, làm tăng thêm phần chắc chắn. Đối với những bức ảnh chụp ven đường, tôi đã sử dụng ô tô của mình như một nơi trú ẩn, thậm chí chụp từ chỗ ngồi trong xe.
# Tip 12. Tăng ISO
Bạn sẽ không thể nào hoàn toàn thoát khỏi những cơn gió khi chụp ở ngoại cảnh. Ngay cả khi có một chiếc chân máy vững chắc nhất, ảnh vẫn có thể bị rung. Tốc độ cửa trập càng nhanh, tác động của chúng càng ít. Bạn có thể có được tốc độ màn trập nhanh hơn bằng cách tăng ISO. Việc tăng ISO từ 100 lên 400 vào ban ngày không gây ra nhiễu đáng kể và chỉ làm mất chi tiết tối thiểu, nhưng nó chia thời gian phơi sáng của bạn cho hệ số bốn.
# Tip 13. Chụp phơi sáng nhiều lần
Trong một số tình huống, bạn có thể không có thời gian để kiểm tra ở độ phóng đại 100% xem ảnh có sắc nét hay không. Đó là một trường hợp mà việc để dư sáng có thể hữu ích, tăng cơ hội bạn có được một bức ảnh theo ý muốn.
Trên đây là chia sẻ của nhiếp ảnh gia QT Luong – người đầu tiên chụp tất cả 62 Vườn Quốc gia của Hoa Kỳ. Những bức ảnh của ông về thiên nhiên được xuất bản rộng rãi và là được in trong những cuốn sách khổ lớn.
Nguồn: Petapixel