Ảnh Topshot cảnh quăng lưới bằng flycam
Ảnh Topshot cảnh quăng lưới bằng flycam. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

TIP 1: Chụp chế độ AEB và chụp file RAW 

Auto Exposure Bracketing (AEB) là tính năng rất hay giúp chúng ta tự động chụp cùng một bức ảnh nhiều lần ở các độ phơi sáng (3 hoặc 5 tấm Ev khác nhau) kèm chụp RAW giúp chúng ta hậu kỳ HDR hoặc Luminosity Masks với những bức ảnh màu sắc no màu và dynamic range cao.

Chế độ AEB chụp liên tục 3 tới 5 tấm
Chế độ AEB chụp liên tục 3 tới 5 tấm

TIP 2: Chụp TopShot

6 ảnh chụp TopShot cảnh đẹp và làng nghề Việt Nam. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
6 ảnh chụp TopShot cảnh đẹp và làng nghề Việt Nam. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Thế mạnh của Flycam là những góc chụp TopShot. Với lợi thế về vị trí không gian, Flycam cho chúng ta đa dạng về góc ảnh và TopShot là một trong số đó nên với mỗi lần sáng tác chúng ta nên trải nghiệm vài tấm TopShot nhé. TopShot giúp chúng ta thể hiện rỏ hơn về tạo hình, texture hay line như ảnh minh hoạ.

TIP 3: Ảnh Pano bằng Drone

Với Pano có 2 kiểu Pano cơ bản như sau:

1. Drone đứng yên và Pano bằng camera:

Chúng ta có 4 kiểu như sau:

a, Pano dọc

Chụp Pano dọc với flycam về Landmark 81. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Chụp Pano dọc với flycam về Landmark 81. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

b, Pano ngang

Chụp Pano dọc với flycam về thành phố Hồ Chí Minh và cảnh núi non. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Chụp Pano dọc với flycam về thành phố Hồ Chí Minh và cảnh núi non. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

c, Pano 360

Chụp Pano 360 cảnh thành phố. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Chụp Pano 360 cảnh thành phố. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

d, Pano nhiều tầng nhiều lớp

Pano nhiều tầng lớp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Pano nhiều tầng lớp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

2. Drone di chuyển và cả camera cũng di chuyển theo

a, Pano di chuyển Drone theo mặt phẳng (lệch tí cũng không sao)

Ảnh Pano đường Nguyễn Huệ, Quận 1. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh Pano đường Nguyễn Huệ, Quận 1. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

b, Pano di chuyển Drone theo góc 30-45 độ hướng lên (ảnh này Tứn làm chưa chuẩn và chưa có dịp thử lại, hi)

Ảnh Pano Cầu Sài Gòn 2. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh Pano Cầu Sài Gòn 2. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Lưu ý:
1. Độ chồng ảnh nên trên 30% nhé cả nhà
2. Pin nên còn đủ để chụp khi Pano nhiều lớp hay 360 độ còn kéo về kịp

TIP 4: Pano dọc ảnh đời thường

Ảnh dạng này anh chị em hay chụp ngang về crop lại (ảnh Drone file nhỏ khi crop lại giảm chất lượng ảnh nên khuyến kích không nên dùng), hoặc chụp TopShot sẽ có hiệu ứng ảnh khác. Dưới đây Tứn đưa ra 2 ví dụ để cả nhà xem qua.

Ví dụ 1: Ảnh hoa súng là Pano 3 tấm về ghép lại (khi Pano chúng ra chọn góc ảnh đủ khoảng cách và độ chồng ảnh nên lớn hơn 30% nhé)

Ảnh Pano cảnh lấy hoa súng. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh Pano cảnh lấy hoa súng. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Ví dụ 2: Ảnh phơi Nhang mình post 2 tấm (1 là chụp Pano, 1 là chụp TopShot để cả nhà xem hiệu ứng của 2 cách chụp mà chọn cho phù hợp khi tác nghiệp)

Ảnh Pano cảnh phơi nhanh tại làng nghề Lê Minh Xuân. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh Pano cảnh phơi nhang tại làng nghề Lê Minh Xuân. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Tip 5: Chụp ảnh trong nhà & không gian hẹp có vật cản

Trường hợp này chúng ta cần tắt cảm biến để chụp. Có 5 lưu ý như sau:
  1. Phải quan sát được flycam bằng mắt
  2. Gió không lớn và lùa vào nhà (Flycam sẽ bị trôi và dễ va chạm do không có GPS trong nhà)
  3. Nhớ bật lại cảm biến cho lần bay sau
  4. Đừng bay chế độ S nhé
  5. Không gian chụp phải đủ nguồn sáng
Tứn đưa 4 ảnh với 4 trường hợp cơ bản, ace có gì bổ sung thêm nhé:

Ảnh 1: Chụp trong nhà xưởng trần thấp và nhiều khung kèo phải tắt cảm biến mới chọn dc góc chụp ưng ý.

Ảnh Pano tại một làng nghề làm chén gốm tại Tây Ninh. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh tại một làng nghề làm chén gốm tại Tây Ninh. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Ảnh 2: Cảng cá bị vướng cột và tường nhà.

Vá lưới ở cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Vá lưới ở cảng cá Hòn Rớ – Nha Trang. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Ảnh 3: Vì cô lái đò vào bên trong dưới bụi tre nên phải tắt mới bay vào dc góc chụp ưng ý.

Ảnh chụp flycam các con đò. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh chụp flycam các con đò. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Ảnh 4: Bay từ ban công ra, khi về phải tắt cảm biến mới đưa máy bay vào vì không nó báo vật cản (khi đó pin gần hết nhiều anh em lại lúng túng mà quên là phải tắt mới vào được).

Ảnh pano ngang đảo Lý Sơn. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Ảnh pano ngang đảo Lý Sơn. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Trường hợp nữa là khi bay mà sương mù dày quá có báo động Auto Landing thì mình cũng nên tắt cảm biến nhé (vì đó là không gian rộng nên không sợ va chạm)

TIP 6: Panning by Drone

Tứn thấy ở Việt Nam ít anh em chơi thể loại này và có 2 cách thực hiện thì đa phần anh em dùng cách 1 là chủ yếu.
  • Yêu cầu: phải có filter ND cho Drone
  • Lưu ý: thực hiên nơi thoáng ít vật cản nhất là dây điện, tán cây, …
Thực hiện:

Cách 1: gắn ND 32 hoặc ND64 để có thể chụp tốc thấp 1/30-0.6s. Bay theo đối tượng với cùng tốc độ và chụp nhé (ảnh 1, tốc 1/15s)

Cảnh đua thuyền truyền thống tại Sơn Tịnh - Quảng Ngãi. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Cảnh đua thuyền truyền thống tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Cách 2: dùng chế độ bay thông minh ActiveTrack. Trong này có 3 chế độ thì Tứn hay dùng Profile Mode để chụp Panning.

Ảnh 1: tốc 1/15s bay chế độ Profile Mode

Cảnh đua thuyền truyền thống tại Sơn Tịnh - Quảng Ngãi. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Cảnh đua thuyền truyền thống tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn

Ảnh 2: tốc 0,4s bay chế độ Profile Mode mình vừa lái xe chở 2 nhóc ngắm cảnh hồ vừa chụp nà ghê hông, đừng ai báo chú CA nhé, ahuhu

Cảnh chụp flycam tập trung vào chiếc xe. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Cảnh chụp flycam tập trung vào chiếc xe. Ảnh: NAG Tuấn Nguyễn
Trên đây là 6 Tip cơ bản để có những bức ảnh đẹp hơn khi chụp bằng Flycam, có thời gian mình sẽ viết thêm về an toàn khi bay và hậu kỳ cơ bản ảnh Flycam gửi cả nhà.
Chúc cả nhà luôn mạnh khoẻ, chụp được nhiều ảnh đẹp và luôn an toàn khi bay!
https://tuanvietnam.vn/
Contributor
Bạn có thích bài viết của Tuấn Nguyễn không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel