Mở đầu:

Tiêu cự siêu rộng là thứ buộc phải có trong nhiếp ảnh phong cảnh, kiến trúc. Và bài review này sẽ tập trung đánh giá tiêu cự 16mm và 17mm bởi đây là 2 tiêu cự siêu rộng phổ biến nhất hiện nay. Kết quả của bài review này hứa hẹn sẽ làm một tham chiếu quan trọng cho những ai đang tìm hiểu về tiêu cự siêu rộng, cung cấp cho mọi người biết một cách chính xác từng đặc tính quang học của mỗi ống kính và cũng từ đó bạn đọc sẽ lựa chọn được ra ống kính nào là tốt hơn dành cho phong cảnh, kiến trúc.

Giống như bài review trước, BATTLE ULTRAWIDE lần này cũng sẽ mổ xẻ và moi móc tất tần tật các bệnh quang học của các ống kính. Tuy nhiên nội dung bài sẽ chỉ dừng lại ở việc so sánh chất lượng quang học chứ không đánh giá về các tính năng, hoạt động khác như chống rung, lấy nét, độ bền của ống kính

by TThach2

Các ứng viên tham gia cuộc thử thách gồm có:

Canon 16-35mm f/2.8L II
Canon 16-35mm f/4L IS

Tokina 16-28mm f/2.8
Tokina 11-16mm f/2.8 DX

Canon 17-40mm f/4L
Canon 17mm f/4L TS-E

Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
Nikon 17-35mm f/2.8 ED

Trong giới hạn khuôn khổ của bài review TThach sẽ chỉ đánh giá duy nhất tiêu cự wide-end tức là 16mm và 17mm.
Đến đây nhiều người không khỏi thắc mắc tại không có các ống kính 14-24mm hay 14LII,… TThach giải đáp luôn, là bởi vì tiêu cự 14mm khá là khác so với 16mm và 17mm nên sẽ để dành cho bài review ngay sau bài này là bài BATTLE OF THE WIDEST LENSES gồm Canon 11-24 / Sigma 12-24 / Nikon 14-24 / 14L II / 14Nikon.

by TThach2

Trước khi bắt đầu vào trận đấu đầu tiên, TThach xin dành vài dòng để trình bày về nguyên tắc thực hiện:

1. Cùng một thân máy fullframe Canon EOS 6D.
2. Giữ chính xác cùng một vị trí bởi chân máy cố định.
3. Thực hiện trong cùng một điều kiện ánh sáng.
4. Thân máy cài đặt chế độ cân bằng sáng đồng nhất và không đổi, Thân máy tắt hết các chức năng sửa ảnh, khử noise.
5. Lấy nét bằng Live View chính xác 100%, điều khiển chụp tự động để tránh hiện tượng rung do bấm máy.
6. Tất cả các bài test có liên quan đến độ chi tiết, độ nét, màu sắc đều được chụp ở định dạng RAW và convert sang jpg với mọi thông số giống hết nhau.
7. Các ống kính đều có độ mới ở mức 98% trở lên, kính đẹp hoàn hảo và không lắp filter, hood.

Riêng 2 lens Nikon lần này được chụp trên body D600 với độ phân giải cao hơn 6D một chút nên ảnh crop 100% sẽ có độ phóng đại lớn hơn. Và nhìn chung whitebalance của 2 máy cũng khác nhau dù thiết lập mọi thông số giống nhau.

I. Viginette / Fall off (Tối bốn góc) – White Balance (cân bắng trắng của lens)

Tối góc là một trong những tiêu chí quang học quang học rất quan trọng khi đánh giá ống kính siêu rộng. Tiêu cự siêu rộng là tiêu cự mắc tối góc nhiều nhất và cũng là tiêu cự mà người sử dụng cảm thấy phiền toái với nó nhất (khác với chụp lens khẩu lớn chân dung, đôi khi add thêm viginette cho ảnh nổi bật)

Không ai muốn chụp phong cảnh hay kiến trúc để khi sửa tối góc xong, góc ảnh bị bạc màu, color shift hay xuất hiện noise nhiều hơn cả. Chính vì vậy mà độ tối bốn là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của 1 ống kính siêu rộng.

at f28
Tại f/2.8
at f4
Tại f/4
at f56
Tại f/5.6
at f8
Tại f/8

Kết quả là:

Tại f/2.8: Canon 16-35mm f/2.8L II và Nikon 17-35mm f/2.8ED tối bốn góc rất tiêu cực. Cả 2 lens duy trì miền trung tâm và midframe rất ít bị tối, song lại fall off rất nhanh từ midframe về corner.
1.Ở khẩu độ này, dễ nhận thấy Tokina 16-28mm f/2.8 là ít tối góc nhất.
2. Tokina 11-16 tại 16mm có độ tối góc rất đều đặn và không quá nặng (lưu ý vào độ chênh sáng giữa corner và center). Tuy nhiên lens này bị color shift nhẹ, bị ám xanh dần ra góc ảnh.
3. Nikon 17-35mm f/2.8ED tối góc tiêu cực.
4. Canon 16-35mm f/2.8L II tối góc tiêu cực và nặng hơn Nikon 17-35 một chút xíu.

Tại f/4:
1. Dễ dàng nhận thấy chất lượng quang học vượt trội của Canon 17-TSE được thể hiện qua kiểm soát tối góc. Lens mặc dù mở khẩu hết cỡ nhưng gần như không cảm thấy sự xuất hiện của tối góc.
2. Tokina 16-28 rất xuất sắc khi khử gần như triệt để tối góc ngay khi mới chỉ khép vào 1 khẩu. Lens rất xứng đáng với thấu kính đồ sộ của mình ở lĩnh vực này.
3/4. Cặp Canon 16-35mm f/2.8LII và Nikon 17-35mm f/2.8ED tỏ ra khá cân nhau ở khẩu độ này.
5/6. Cặp Canon 16-35mm f/4L IS và Nikon 16-35mm f/4 VR Nano cũng tỏ ra khá cân nhau và độ tối góc cũng rất suýt soát so với cặp lens f/2.8 trên. Canon có vẻ tối góc nhẹ hơn 1 chút.
7. Tokina 11-16 tại 16mm tối góc nhiều hơn nhưng rất đều đặn.
8. Canon 17-40L về bét với độ tối góc khủng khiếp ở khẩu độ này, chênh sáng tối ở tâm ảnh và góc ảnh tới 4 stop.

Tại f/5.6:
1/2. Canon 17mm f/4L TS-E và Tokina 16-28mm f/2.8 xuất sắc như nhau. Gần như không có sự xuất hiện của tối bốn góc.
3/4. Canon 16-35mm f/2.8LII và Nikon 17-35mm f/2.8ED tiếp tục chia nhau 2 vị trí tiếp theo, lúc này 2 hiện tượng tối góc giảm đáng kể.
5/6. Với độ tối bốn góc chỉ nặng hơn 1 chút xíu, bộ đôi Canon 16-35mm f/4LIS và Nikon 16-35mm f/4 VR Nano chia nhau 2 vị trí tiếp theo. Nikon tối nhiều hơn một chút.
7. Tokina 11-16 vẫn duy trì ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng. Hiện tượng color shift có thể quan sát khá rõ khi ra góc ảnh, ảnh ám một lớp blue so với center.
8. Canon 17-40mm f/4L vẫn là lens dở nhất ở hạng mục này. Khép một khẩu rồi vẫn tối góc rất nặng.

Tại f/8:
1. Ở khẩu độ này, Canon 17mm f/4L TS-E gần như không còn tồn tại hiện tượng viginette
2. Tokina 16-28 xếp ngay sau, cũng gần như không tồn tại hiện tượng viginette.
3/4/5. Chứng kiến sự cải thiện đáng kể của Canon 16-35mm f/4L IS khi khử tối góc ngang hàng với cặp đôi f/2.8 của Canon là 16-35LII và 17-35ED
6. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano ở khẩu độ này vẫn bộc lộ tối góc tương đối rõ.
7. Tokina 11-16 tại 16mm vẫn giữ vị trí gần cuối.
8. Canon 17-40mm f/4L vẫn tối góc rất nặng và xếp bét bảng xếp hạng.

Kết luận:
1. Canon 17mm f/4L TS-E là lens xuất sắc phi thường khi ngay từ khi mở khẩu đã rất ít tối góc. Thể hiện sự lý tưởng ngay từ bài test đầu tiên.
2. Tokina 16-28mm f/2.8 cực kì xứng đáng với thiết kế ống kính đồ sộ khi khử tối góc cực kì tốt mặc dù độ mở ống kính rất lớn.
3/4. Canon 16-35mm f/2.8LII và Nikon 17-35mm f/2.8ED ở các khẩu độ lớn bộc lộ tối góc tiêu cực khi tối rất nhanh từ midframe ra corner, tuy nhiên cải thiện rất tốt từ f/5.6
5. Canon 16-35mm f/4L IS mặc dù kém hơn 1 khẩu nhưng khử tối góc gần như suýt soát so với đàn anh 16-35mm f/2.8II.
6. Nikon 16-35mm f/4VR Nano khử tối góc kém hơn người đồng nhiệm bên Canon một chút.
7. Tokina 11-16 tối góc rất đều đặn, giống như sự tối góc của các lens khẩu lớn, mắc color shift blue tại góc ảnh.
8. Canon 17-40mm f/4L danh bất hư truyền là một lens tối góc khủng khiếp trong các lens tối góc.

White Balance (Cân bằng trắng của ống kính)

Nhìn vào ảnh test viginette, dựa vào việc tất cả các ảnh đều chụp trong cùng điều kiện và cùng một thông số cân bằng trắng. Ta dễ nhận thấy:

Nếu lấy màu của Canon 17mm f/4L TS-E làm chuẩn.
Màu Canon 17-40L bị ám xanh cyan nặng.
Màu Tokina 11-16mm bị ám tím.
Màu Canon 16-35mm f/2.8 chuẩn WB so với 17 TS-E
Màu Canon 16-35mm f/4L IS, Tokina 16-28mm f/2.8 và 2 lens Nikon đều ám vàng nhẹ.

II.1 Distortion Original (Méo hình nguyên bản)

Trước hết, TThach xin dành vài dòng cắt nghĩa:

Distortion là méo hình mà đường thẳng ở ngoài thực tế khi lên ảnh bị uốn cong. Nếu bị uốn cong hướng bụng cong vào tâm thì ta có méo Pincushion, nếu bị uốn công hướng bụng cong ra ngoài ta có méo Barrel.

Đa số các lens wide bị méo Barrel.

Nếu đường thẳng ngoài thực tế được render thành 1 cung tròn thì méo barrel được coi là méo đều.
Nếu đường thẳng ngoài thực tế được render thành 1 đường cong nhưng không phải đường tròn thì được coi là méo không đều.
Đa số ống kính wide mắc barrel distortion ở vùng trung tâm và midframe và méo barrel nhẹ đi ra góc ảnh thậm chí biến thành pincushion như trường hợp của Samyang 14mm f/2.8.

Canon 17mm f/4L TS-E

canon ts17

Canon 17-40mm f/4L

canon 1740

Canon 16-35mm f/4L IS

canon 1635f4

Canon 16-35mm f/2.8L II

canon 1635f28

Tokina 16-28mm f/2.8

tokina 1628

TokinTokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm

tokina 1116

Nikon 16-35mm f/4 VR Nano

nikon 1635

Nikon 17-35mm f/2.8ED

nikon 1735

Kết quả:

1. Canon 17mm f/4L TS-E tiếp tục khẳng định đẳng cấp vượt trội của một tượng đài thiết kế quang học ở thử thách lần này. Đây chắc chắn là ống kính kiểm soát méo hình tốt nhất mọi thời đại.

2. Tokina 16-28mm f/2.8.
tuy bộc lộ barrel distortion nhưng mức độ nhẹ nhàng và độ cong tương đối đều đặn, lens này kiểm soát méo hình chỉ xếp sau Canon 17mm TSE trong danh sách 8 ống kính lần này.

3. Tokina 11-16mm f/2.8.
Bộc lộ barrel distortion rõ ràng hơn, nhưng độ cong rất đều đặn, điều này rất quan trọng khi sửa méo hình ở hậu kì.

4/5. Canon 16-35mm f/2.8L II
Canon 16-35mm f/4L IS méo hình theo cùng một kiểu. Đó là méo barrel tương đối rõ ở vùng trung tâm và ra đến rìa thì đường cong lại thẳng trở lại. Đây là một kiểu méo hình phổ biến ở các ống kính zoom siêu rộng và méo hình kiểu này gần như không thể sửa được nếu không có preset distortion correction có sẵn cho từng lens.

6. Canon 17-40mm f/4L
méo hình tương tự cặp lens 16-35mm trên nhưng với cường độ nặng hơn.

7. Nikon 17-35mm f/2.8
méo hình tương tự 3 lens bên trên nhưng cường độ còn nặng hơn nữa.

8. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
méo barrel quá nặng. Trái ngược với Canon 17mm f/4L TS-E, Nikon 16-35mm f/4 VR Nano có lẽ là ống kính méo thùng nặng nhất từ trước đến giờ.

II.2 Distortion Correction (Sửa méo / Méo hình sau khi đã sửa)

II.2.1 Lens’s profile distortion correction ( sửa méo bằng profile có sẵn)

Khi mở RAW file, nếu mở bằng DPP hay PTS thì đều có sẵn các profile cho từng lens. nhưng theo nghiên cứu của TThach thì profile này chỉ áp dụng cho tiêu cự rộng nhất của lens và ở độ mở lớn nhất (đối với viginette correction). Còn các tiêu cự khác hay khẩu độ khác phải tùy chỉnh tùy theo mắt nhìn cho hợp lý.

Sau đây là kết quả sau khi đã sửa méo hình sử dụng các profile có sẵn của từng lens trong Camera RAW 8.0
Riêng Canon 17mm f/4L TS-E và Tokina 11-16mm f/2.8DX không có profile. Tokina 11-16 không có profile vì đây là lens for crop, dùng tạm trên FF. Còn Canon 17mm TSE không có profile chắc có lẽ vì nó chẳng cái gì để mà Correct.

Canon 17-40mm f/4L

fix canon 1740

Canon 16-35mm f/4L IS

fix canon 1635f4

Canon 16-35mm f/2.8L II

fix canon 1635f28

Tokina 16-28mm f/2.8

fix tokina 1628

Nikon 16-35mm f/4 VR Nano

fix nikon 1635

Nikon 17-35mm f/2.8ED

fix nikon 1735

Kết quả:

=>Tokina 16-28mm f/2.8; Canon 16-35mm f/4L IS
Canon 16-35mm f/2.8L II sau khi sửa méo bằng profile có sẵn cho hình ảnh hoàn hoản về khử méo. Gần như không có tì vết gì.

=>
3 lens còn lại là Canon 17-40L ; Nikon 17-35mm f/2.8ED Nikon 16-35mm f/4 VR Nano sau khi sửa méo bằng profile mặc định cho hình ảnh vẫn còn một chút pincushion khi ra rìa ảnh. Lens Nikon 16-35mm f/4VR đặc biệt mất nhiều chi tiết rìa sau khi sửa do phải sửa quá đà.

II.2.2: Manual Distortion Correction ( Sửa méo hình bằng phần mềm không sử dụng profile)

Canon 17-40mm f/4L

fix canon 1740b

Canon 16-35mm f/2.8L II

fix canon 1635f28 b

Canon 16-35mm f/4L IS

fix canon 1635f4 b

Tokina 16-28mm f/2.8

fix tokina 1628 b

Tokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm

fix tokina 1116 b

Nikon 16-35mm f/4 VR Nano

fix nikon 1635 b

Nikon 17-35mm f/2.8ED

fix nikon1735 b

Kết quả:

Như đã phân tích, các ống kính bị méo hình dị dạng thì không thể sửa được với Distortion Correction của PTS hay Lightroom, mà chỉ có thể được sửa với Profile có sẵn.

Các ống kính Tokina 16-28Tokina 11-16 vì méo hình rất đều nên khi sửa với Lightroom hoặc PTS cho kết quả thẳng băng.

Đề mục này là đề mục phụ để đánh giá về tính chất méo hình chứ không xếp hạng.

Như vậy có thể tổng kết về Distortion như sau:

1. Canon 17mm f/4L TS-E. Lens hoàn hảo về kiểm soát méo hình.

2. Tokina 16-28mm f/2.8. Lens ít méo và méo rất dễ sửa, dù là sửa bằng profile hay sửa bằng tay.

3. Tokina 11-16mm FX @ 16mm méo hình vừa phải, méo đều đặn và rất dễ sửa bằng tay với Distortion Correction trong PTS hoặc Lightroom

4/5. Cặp Canon 16-35mm cho độ méo hình gần nhau nhau và giống hệt nhau về kiểu méo. Méo thùng tương đối nhiều và rất khó sửa bằng tay, chỉ có thể sửa bằng profile.

6. Canon 17-40mm f/4L cho độ méo thùng rất nặng và méo không đều, không thể sửa bằng tay và chỉ có thể sửa bằng profile. May thay sửa bằng profile cho kết quả rất tốt.

7. Nikon 17-35mm f/2.8ED cho độ méo hình khá nặng, cộng với việc méo rất khó sửa. Và khi sửa bằng profile cũng chưa hoàn hảo. Đây là một lens có thể coi là chống chỉ định với Nhiếp ảnh kiến trúc.

8. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano mắc barrel Distortion cực kì nặng nề. Sửa với profile hay sửa bằng tay đều không hoàn hảo và khi sửa xong thì rìa ảnh mất chi tiết do thay đổi biến dạng quá nhiều.

III. Chromatic Aberration.

III.1 Color Fringing (Viền tím)

Viền tím không thật sự là một vấn đề lớn đối với ultrawide giống như với các fast lens. Bởi như chúng ta đã biết, viền tím chỉ xuất hiện ở khẩu lớn, trong khi hầu như rất hiếm khi chúng ta sử dụng tiêu cự ultrawide ở khẩu mở hết cỡ của nó. Tuy nhiên TThach vẫn sẽ đánh giá một cách đầy đủ để chúng ta hình dung trọn vẹn về bức tranh chất lượng quang học của ống kính.

TThach đánh giá viền tím tại vùng ảnh midframe, sử dụng độ chênh sắc độ, chênh tương phản mạnh để phát hiện viền tím hoặc quầng glow.

vientim f28
Tại f/2.8
vientim at f4
Tại f/4
vientim at f56
Tại f/5.6

Kết quả:

– Tại f/2.8:
Canon 16-35mm f/2.8LII và Tokina 11-16mm f/2.8 DX bộc lộ một chút viền tím và rất ít quầng glow bám xung quanh các chi tiết tương phản cao.
Trong khi đó Tokina 16-28mm f/2.8 và Nikon 17-35mm f/2.8ED chứng kiến quầng glow (soft ảnh) phủ quanh chi tiết tương phản cao và viền tím rất rõ ràng. Tokina 16-28mm f/2.8 bị tím nhiều hơn trong khi Nikon 17-35mm f/2.8ED bị mất chi tiết nhiều hơn.

– Tại f/4:

1. Canon 16-35mm f/2.8L II khi khép 1 khẩu thì gần như không còn viền tím, cũng không có lớp glow nào xuất hiện xung quanh các chi tiết tương phản cao.
2. Canon 16-35mm f/4L IS dù mở wide open nhưng cũng không chứng kiến một chút viền tím nào, glow rất nhẹ.
3. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano mở wide open nhưng cũng gần như không có viền tím, glow nhẹ.
4. Canon 17mm f/4L TS-E mở wide open cũng không có viền tím, glow xuất hiện khá rõ xung quanh chi tiết tương phản cao, glow không có màu.
5. Tokina 11-16mm f/2.8DX @16mm khép 1 khẩu vẫn xuất hiện viền tím nhẹ nhưng bị kết hợp với sắc sai Lateral CA nên vẫn rõ các viền màu. Xuất hiện rất ít glow quanh các chi tiết tương phản cao.
6/7. Tokina 16-28mm f/2.8 và Canon 17-40mm f/4L xuất hiện viền tím và glow nhẹ ngang ngửa nhau.
8. Nikon 17-35mm f/2.8ED vẫn xuất hiện viền tím nhẹ và quầng glow quanh các chi tiết tương phản.

– Tại f/5.6:

1. Canon 16-35mm f/2.8L II không có viền tím, chi tiết tương phản cao vẫn sắc n
2. Canon 17mm f/4L TS-E không có viền tím, glow rất nhẹ ở khẩu độ này.
3/4. Nikon 16-35mm f/4VR Nano và Canon 16-35mm f/4L IS không có viền tím nhưng có một lớp glow nhẹ.
5. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @ 16mm xuất hiện viền tím nhưng đó không phải hiện tượng color fringing mà thuộc về hiện tượng Lateral CA trong đó tokina mắc loại magenta-green lại với blue – yellow. Lens cũng không hề có glow tại khẩu độ này.
6. Tokina 16-28mm f/2.8 khép 2 khẩu khắc phục được hiện tượng viền tím cũng như glow, viền tím rất nhẹ và glow cũng rất nhẹ. Viền tím ở lens chủ yếu vẫn còn là do hiện tượng lateral CA.
7. Canon 17-40mm f/4L khép 1 khẩu không còn hiện tượng viền tím, glow nhẹ nhàng, viền màu xuất hiện do hiện tượng Lateral CA.
8. Nikon 17-35mm f/2.8ED khép 2 khẩu vẫn bị glow khá rõ, kết hợp với viền màu do hiện tượng Lateral CA.

Tổng kết lại:

1. Canon 16-35mm f/2.8L II, một chút viền tím tại khẩu lớn nhất và biến mất ngay khi khép khẩu, không có quầng glow xuất hiện quanh chi tiết tương phản cao.

2/3. Canon 16-35mm f/4L IS
Nikon 16-35mm f/4 VR Nano gần như không có viền tím, glow nhẹ.

4. Canon 17mm f/4L TS-E
không hề có viền tím nhưng mắc glow, giảm dần khi khép khẩu.

5. Canon 17-40mm f/4L
mắc viền tím và giảm dần khi khép khẩu, glow nhẹ.

6. Tokina 11-16mm f/2.8DX @ 16mm
mắc viền tím, rất ít glow, nhưng càng khép khẩu thì càng tím rõ do ảnh hưởng của hiện tượng Lateral CA.

7. Tokina 16-28mm f/2.8
mắc viền tím và glow rất rõ ở khẩu lớn nhất và giảm dần khi khép khẩu. Khép khẩu vào vẫn xuất hiện viền màu tím nhẹ do hiện tượng Lateral CA.

8. Nikon 17-35mm f/2.8ED
mắc viền tím và glow tương đối rõ ràng và giảm dần khi khép khẩu nhưng tình trạng vẫn tiêu cự hơn các ống kính còn lại.

III.2 Lateral Chromatic Aberration.

Đối với Ultrawide angle, Later CA là bệnh thường gặp nhất và cũng là bệnh sắc sai rất khó chịu. Later CA là thứ sắc sai xuất hiện tăng dần từ tâm ra góc ảnh và thường biểu hiện như nhau ở mọi khẩu, khi khép khẩu, ảnh nét hơn nên vì thế Later CA cũng sẽ rõ nét hơn.
Later CA làm ảnh bị viền màu hai bên chi tiết, thường có 2 loại: RED- CYAN, YELLOW-BLUE, GREEN-MAGENTA. Việc sửa sắc sai ngày nay với PTS hay Lightroom thì không khó, tuy nhiên sắc sai sẽ làm giảm chi tiết hình, giảm độ nét hình và tạo ra một viền sáng quanh chi tiết sau khi sửa sắc sai. Bởi vậy chọn một ống kính siêu rộng kiểm soát tốt sắc sai là một trong những điều cần lưu tâm.

Vì sắc sai biểu hiện như nhau ở mọi khẩu nên lần này TThach sẽ không test ở các khẩu mà lựa chọn khẩu f/8, khẩu có chi tiết ảnh tương đối tốt để so sánh. 2 bài so sánh với 1 bài indoor và 1 bài outdoor, ánh sáng một mạnh một yếu để đánh giá một cách khách quan nhất về bệnh quang học của ống kính.

Vùng crop 100% được lựa chọn ở rìa ảnh.

INDOOR:

anh indoor

OUTDOOR:

anh oudoor
anh outdoor chi tiet

Kết quả:

1. Canon 17mm f/4L TS-E 
gần như không có Later CA hoặc nếu có cũng cực kì nhẹ. (đôi khi vấn đề không nằm ở ống kính mà nằm ở AA filter trong sensor)

2. Canon 16-35mm f/4L IS
chứng kiến rất ít sắc sai.

3/4. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
Tokina 16-28mm f/2.8 bộc lộ mức độ sắc sai tương đương nhau và được coi là nhẹ. Chủng loại Later CA: GREEN – MAGENTA.

5. Canon 16-35mm f/2.8L II
mắc sắc sai tương đối nhiều, chủng loại là RED- CYAN

6. Nikon 17-35mm f/2.8 ED
mắc sắc sai tương đối nhiều, chủng loại RED-CYAN

7/8.
2 vị trí cuối bảng xếp hàng dành cho Tokina 11-16mm f/2.8 DX @ 16mm Canon 17-40mm f/4L. Cả 2 lens này đều mắc Later CA rất nặng, Tokina sắc sai loại GREEN-MAGENTA trong khi Canon 17-40 mắc loại RED-CYAN.

IV. FLARE & HALO

IV.1 Flare / tia sao.

Có thể đối với tele lens hay các fast lens, flare là một trong những yếu tố làm bức ảnh có thêm sự thú vị, thêm điểm nhất. Nhưng với ultrawide lens, điều đó hoàn toàn ngược lại. Ultrawide lens hầu hết được dùng để chụp phong cảnh và kiến trúc, và những đốm lóe sáng khi chụp trực đối với nguồn sáng mạnh sẽ che đi và làm sai màu rất nhiều chi tiết trong bức ảnh. Vì vậy KIỂM SOÁT FLARE là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá chất lượng của một ống kính siêu rộng.
Bây giờ là nội dung trận đấu:

flare canon 17ts
Canon 17mm F/4L TS-E
flare canon 1635f28
Canon 16-35mm F/2.8L II
flare canon1635f4
Canon 16-35mmF/4L IS
flare canon1740
Canon 17-40mmF/4L
flare tokina1628
Tokina 16-28mmF/2.8
flare tokina 1116
Tokina 11-16mmF/2.8 DX
flare nikon1635
Nikon 16-35mmF/4 VR NANO
flare nikon 1735
Nikon 17-35mmF/2.8 ED

Kết quả:

Flare thì mỗi lens một kiểu khác nhau nên sẽ không thật sự khách quan khi đánh giá cao thấp. Tuy nhiên TThach vẫn xin đưa ra đánh giá cá nhân về flare của các ống kính như sau:

1. Canon 17mm f/4L TS-E, nhìn vào cường độ sáng của các lá flare thì có thể thấy lens mắc flare khá nhẹ. Các lá flare ở giữa hình dạng tròn trĩnh đều đặn và có thể coi là flare đẹp.

2. Nikon 17-35mm f/2.8ED, lens này không có bóng flare ở góc đối diện với nguồn sáng, các lá ghost cũng rất tròn trĩnh và đẹp.


3. Canon 17-40mm f/4L, lens này có bóng flare nhạt màu, cho thấy lens bị flare rất nhẹ, rất ít các lá ghost.

4. Canon 16-35mm f/4L IS, nhìn cường độ sáng của các lá flare có thể nhận xét lens flare nhẹ nhất trong các lens. Flare cũng đều đặn và khá đẹp.

5. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano, lens flare tương đối rõ.

6. Canon 16-35mm f/2.8L II
, từ f/8 lens bị flare tương đối rõ ràng khẳng định bởi độ sáng của bóng flare.

7. Tokina 11-16mm f/2.8 DX bị flare nặng, flare rất phong phú, flare đậm màu và sáng.

8. Tokina 16-28mm f/2.8 bị flare cực kì nặng. Bóng flare rất sáng và đậm màu, vệt flare rất dài, bóng flare nhiều, vụn và sáng.

Tia sao:

Đa số các ống kính có tia không thật sự rõ ràng. Duy có trường hợp của Canon 16-35mm f/2.8L II có tia rất đẹp, rất sắc nét và cực kì dài. Trong bài test này lens cho tia dài gần 2/3 đường chéo của khung hình. Đúng là dài chưa từng thấy.

Trường hợp khác là Canon 17mm f/4L TS-E cho rất nhiều tia dài và đều đặn như nan quạt ở các khẩu độ lớn f/4 và f/5.6. Đây là loại tia rất đặc biệt và hiếm thấy, rất đẹp và lạ.

Canon 16-35mm f/4L IS cho tia rất sắc nét nhưng không dài được như đàn anh f/2.8L II.

Canon 17-40mm f/4L cho tia dài nhưng tia bị loe, hơi xấu.

Nikon 16-35mm f/4 VR Nano cho rất nhiều tia nhưng tia ngắn.

Tokina 16-28mm f/2.8 cho tia hơi loe và tia cũng ngắn.

Tokina 11-16mm f/2.8 DX cho tia loe

Nikon 17-35mm f/2.8ED cho tia khó quan sát.

IV.2 HALO

HALO là một trong những đặc tính quang học thường được đánh giá cùng với Flare, Halo thường xuất hiện thành một đường tròn, một vành tròn, hoặc một cung tròn lớn quanh rìa ảnh khi chụp trực đối hoặc gần trực đối với nguồn sáng mạnh. Chính vì nó xuất hiện trên diện rộng như vậy nên Halo gây khó chịu rất lớn trong những trường hợp phơi sáng đêm gặp đèn pha hoặc đèn đường trong trường hợp chênh sáng mạnh vân vân…

halo canon1635f28
Canon 16-35mmF/2.8L II
halo canon1635f4
Canon 16-35mmF/4L IS
halo canon1740
Canon 17-40mmF/4L
halo canon17ts
Canon 17mmF/4L TS-E
halo tokina1628
Tokina 16-28mmF/2.8
halo tokina1116
Tokina 11-16mmF/2.8 DX
halo nikon1735
Nikon 17-35mmF/2.8 ED
halo nikon 1635
Nikon 16-35mmF/4 VR NANO

Kết quả:

1. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm không có Halo ở rìa ảnh, bộc lộ halo nhẹ ở vùng midframe.

2. Canon 16-35mm f/4L IS bộc lộ halo rất mờ ở f/8, gần như không có halo

3. Canon 16-35mm f/2.8L II bộc lộ halo nhẹ ở f/2.8, bóng halo nhẹ ở vùng center.

4. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano không bị halo, các bóng flare gây mất tương phản ở vùng center và midframe.

5. Canon 17-40mm f/4L Halo ở góc ảnh ở f/8, các bóng flare gây mất tương phản ở vùng center và midframe.

6. Nikon 17-35mm f/2.8ED bị halo ở f/2.8 tới f/4, sạch halo từ f/5.6.

7. Canon 17mm f/4L TS-E bị halo nặng mọi khẩu độ, quầng halo rộng, xanh tím, xanh green, xuất hiện ở cả rìa ảnh và midframe. Một trong những trận đấu hiếm hoi 17mm TSE xếp ở nhóm cuối bảng xếp hạng.

8. Tokina 16-28mm f/2.8, không bất ngờ khi 16-28 đứng ở vị trí chót bảng, lens mắc halo rất nặng, quầng halo màu sáng trắng xuất hiện ở rìa và một quầng rất rộng màu vàng ám lên vùng midframe.

V. AGAINST LIGHT CONTRAST

Đây tuyệt đối là vấn đề quan trọng, không chỉ riêng với ultrawide angle mà với bất cứ ống kính nào, tiêu cự nào. Một số thể loại nhiếp ảnh ngày nay ưa chuộng những lens film cũ, kính lóa, đục cho chất ảnh phai phai bạc bạc có chất cine, nhưng trong nhiếp ảnh phong cảnh hay kiến trúc, tuyệt đối cần một ống kính với tương phản hoàn hảo và giữ chi tiết tốt các vùng sáng tối khi chụp ngược sáng.

Vì kết quả của bài review này có sự chênh lệch tương đối rõ ràng, nên TThach xin có một lưu ý:

1. Tất cả các hình test đều được thực hiện dưới cùng 1 điều kiện chính xác như nhau bao gồm ánh sáng, chủ thể, vị trí, và thông số setting y như nhau. Cụ thể: ISO400, khẩu f/8, tốc độ 4s.

2. Vì có sự tham gia của 2 ống kính nikon nên Body được dùng để test là Nikon D600, so với Canon 6D test tất cả các lens Canon và for Canon còn lại. Việc so sánh chi tiết vùng sáng tối giữa 2 body có thể dẫn đến các kết quả không thật khách quan. Vì vậy TThach khuyến nghị bạn đọc coi đây là một tiết mục tham khảo, hoặc chỉ nên đánh giá các ống kính lắp trên thân Canon mà loại bỏ 2 ống kính từ Nikon.

Sau đây là nội dung, được trích crop 100% từ 2 trận đấu trước là Flare và Halo để quan sát vùng tối và chi tiết vùng sáng.

tia canon 1635f28
Canon 16-35mmF/2.8L II
tia canon1635f4
Canon 16-35mmF/4L IS
tia canon1740
Canon 17-40mmF/4L
tia canon17mmts
Canon 17mmF/4L TS-E
tia tokina1628
Tokina 16-28mmF/2.8
tia tokina1116
Tokina 11-16mmF/2.8 DX
tia nikon1735
Nikon 17-35mmF/2.8 ED
tia nikon1635
Nikon 16-35mmF/4 VR NANO

______________________________________________________________

tia2 canon1635f28
Canon 16-35mmF/2.8L II
tia2 canon1635f4
Canon 16-35mmF/4L IS
tia2 canon1740
Canon 17-40mmF/4L
tia2 canon17mmf4
Canon 17mmF/4L TS-E
tia2 tokina1628
Tokina 16-28mmF/2.8
tia2 tokina 1116
Tokina 11-16mmF/2.8 DX
tia2 nikon1735
Nikon 17-35mmF/2.8 ED
tia2 nikon 1635
Nikon 16-35mmF/4 VR NANO

Kết quả:


1. Canon 16-35mm f/2.8L II
giữ chi tiết vùng sáng rất tốt, dường như năng lượng ánh sáng ở vùng chói sáng thu được đã được chuyển hóa bớt cho tia, khiến cho tia lens rất dài và vùng cháy sáng giữ lại nhiều chi tiết hơn hẳn. Điều này cực kì có ý nghĩa khi chụp phong cảnh có mặt trời. Khi đó mặt trời sẽ rõ nét và tròn trịa hơn, bầu trời xanh sẽ giữ được nhiều chi chi tiết vùng cháy sáng hơn.


2. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm
giữ chi tiết vùng sáng tốt, giữ tương phản vùng tối lân cận rất tốt.


3. Canon 16-35mm f/4L IS
giữ chi tiết vùng sáng tương đối tốt và tương phản vùng tối lân cận tốt.


4/5. Canon 17-40mm f/4L
Tokina 16-28mm f/2.8 giữ chi tiết vùng sáng ổn và tương phản vùng tối tối.


6. Canon 17mm f/4L TS-E
giữ chi tiết vùng sáng không tốt và tương phản vùng tối cũng không tốt khi chụp ngược sáng, vùng tối lân cận của lens sẽ bị ám một lớp màu tạo bởi màu của nguồn sáng pha với màu tím là màu flare coating của lens.


7. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
tương phản kém, chi tiết vùng sáng giữ lại ít.

8. Nikon 17-35mm f/2.8ED
tương phản đặc biệt kém, chi tiết vùng sáng giữ lại rất ít.

VI. DETAIL and SHARPNESS

Trận đấu cuối cùng cũng là trận đấu quan trọng nhất, có ý nghĩa sống còn và có vai trò lớn nhất trong việc khẳng định tên tuổi và giá trị của một bất kì ống kính nào chứ không riêng gì tiêu cự ultrawide.

Độ nét và chi tiết của ống kính đối với tiêu cự siêu rộng đặc biệt quan trọng, đối với chân dung nhiều khi chụp chủ thể gần, xóa phông, chủ thể gần trong khi vực trung tâm ảnh nên độ nét và chi tiết ở rìa không thật sự quan trọng. Nhưng với tiêu cự siêu rộng, vốn dành cho phong cảnh, kiến trúc thì chụp các chủ thể ở xa, phải rõ từng cành cây ngọn cỏ, phiến đá. Bởi vậy ống kính siêu rộng chất lượng buộc phải là ống kính cho chi tiết và độ nét tốt từ tâm ra đến tận ngoài rìa.

TThach sẽ đánh giá Detail and Sharpness ở 3 vùng ảnh: Center (trung tâm) Midframe (vùng trung gian) và Corner (góc, rìa ảnh). Sau đây là nội dung các hạng mục.

demo net ria
Vị trí so sánh

VI.1 CENTER

net at f28
Tại f/2.8
net at f4
Tại f/4
net at f56
Tại f/5.6
net at f8
Tại f/8
net at f11
Tại f/11

Kết quả:

Hầu hết các ống kính đều cho kết quả nét tâm rất tốt ngay từ khẩu độ lớn nhất ngoại trừ Nikon 17-35mm f/2.8 bị phủ một lớp soft.
Sự chênh lệch về detail và sharpness của các ống kính còn lại là không đáng kể.

VI.2 MIDFRAME

net2 atf28
Tại f/2.8
net2 at f4
Tại f/4
net2 at f56
Tại f/5.6
net2 at f8
Tại f/8
net2 at f11
Tại f/11

Kết quả:

Bắt đầu từ midframe ta đã quan sát rõ sự phân hóa về độ chi tiết và độ nét. Kết quả cho thấy:

f/2.8
Canon 16-35mm f/2.8L II và Tokina 16-28mm f/2.8 ngang bằng nhau.
Tokina 11-16mm f/2.8DX @16mm cho độ chi tiết tốt nhưng viền chi tiết phủ một lớp lóa (glow) nhẹ.
Nikon 17-35mm f/2.8ED cho ảnh chi tiết kém, ảnh phủ lớp soft mờ.

f/4
1.Canon 16-35mm f/4L IS cho chi tiết và độ nét cực kì tốt ngay tại wide open.
2.Nikon 16-35mm f/4 VR Nano cho chi tiết tốt, độ nét tốt ngay tại wide open, micro contrast thua kém đồng nhiệm bên Canon.
3.Tokina 16-28mm f/2.8 cho chi tiết và độ nét cực tốt, nhưng có thêm viền sắc sai nhẹ.
4. Canon 17mm f/4L TS-E cho chi tiết tốt, tương phản chi tiết thua kém so với 2 lens trên.
5. Tokina 11-16mm f/2.8 cho chi tiết rất tốt, micro contrast cũng rất tốt, chỉ tiếc có sắc sa nhẹ.
6. Canon 17-40mm f/4L cho chi tiết bình thường, phủ lớp soft nhẹ.
7. Canon 16-35mm f/2.8L II cho chi tiết không tốt.
8. Nikon 17-35mm f/2.8ED cho chi tiết kém.

f/5.6
1/2/3/4. Canon 16-35mm f/4L IS; Canon 17mm f/4L TS-E; Tokina 16-28mm f/2.8 và Nikon 16-35mm f/4 VR Nano cho độ nét và chi tiết cũng như micro contrast tưong đưong nhau và đều ở mức rất tốt.
5. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @ 16mm cho độ nét và chi tiết rất tốt, chỉ tiếc có sắc sai nhẹ. Lớp sắc sai này có thể khử được bằng PTS hay lightroom nhưng chi tiết thì không thể thêm vào được.
6. Canon 17-40mm f/4L cho chi tiết bình thường, micro contrast không tốt, ảnh phủ lớp soft nhẹ.
7. Canon 16-35mm f/2.8L II, chi tiết ở vùng midframe của lens bị kém bởi hiện tượng cầu sai.
8. Nikon 17-35mm f/2.8ED cho chi tiết kém, nhưng các đừong nét vẫn nét theo kiểu mềm mại.

f/8 và f/11 tương tự nhau và tương tự f/5.6. chỉ thay đổi ở 3 vị trí cuối:
6. Canon 16-35mm f/2.8L II cho chi tiết được cải thiện và độ nét tốt hơn.
7/8. Canon 17-40mm f/4L và Nikon 17-35mm f/2.8ED cho chi tiết không tốt, nét mềm mại.

Tóm gọn:

1. Canon 16-35mm f/4L IS
đứng đầu bảng xếp hạng trên cả 3 tiêu chí, độ nét, chi tiết và micro contrast.

2/3/4. Canon 17mm f/4L TS-E; Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
Tokina 16-28mm f/2.8 đồng thứ hạng hai, cả 3 lens này đều thể hiện rất tốt và rất sát sao so với vị trí số 1.

5. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm
cho chi tiết không thua gì các lens trên nhưng viền chi tiết mắc sắc sai nhẹ.

6. Canon 16-35mm f/2.8L II
cho chi tiết không tốt nhưng cải thiện dần khi khép khẩu, micro contrast tốt.

7/8. Canon 17-40mm f/4L
Nikon 17-35mm f/2.8ED cho chi tiết không tốt, nét mềm mại, micro contrast ở mức trung bình, thua kém nhiều các ống kính còn lại.

VI.3 CORNER

net3 at f28
Tại f/2.8
net3 at f4
Tại f/4
net3 at f56
Tại f/5.6
net3 at f8
Tại f/8
net3 at f11
Tại f/11

_____________________________________________________

Kết quả:

Tại f/2.8

1. Tokina 16-28mm f/2.8 dù ra đến góc ảnh nhưng giữ chi tiết vẫn tốt, micro contrast lúc này không còn duy trì được nữa, các nét trở nên mềm mại và viền chi tiết phủ lớp soft.
2/3. Canon 16-35mm f/2.8L II và Nikon 17-35mm f/2.8ED cho chi tiết rất kém.
4. Tokina 11-16mm f/2.8 DX @16mm góc ảnh gần như mờ tịt tại f/2.8. Đây không hẳn là hiện tượng cầu sai mà phần lớn là do trượt nét. Trường nét của ống kính này không phẳng mà có dạng cong phễu, khi focus ra đến vô cực thì ở góc ảnh nét ở cự li gần <2m. Chính vì vậy góc ảnh trong trường hợp này bị mờ nhòe là do cự ly lấy nét nằm ngoài tầm lấy nét của ống kính.

Tại f/4.

1/2. Canon 16-35mm f/4L IS và Canon 17mm f/4 TS-E cho chi tiết tại góc ảnh rất tốt, ở khẩu độ wideopen, góc ảnh của 2 lens này cho nét mềm mại.
3. Tokina 16-28mm f/2.8 cho chi tiết khá tốt.
4. Nikon 17-35mm f/2.8ED chi tiết kém nhưng vẫn tạm rõ hình hài đường nét.
5/6. Canon 16-35mm f/2.8L II và Canon 17-40mm f/4L đồng hạng, chi tiết kém, đường nét nhòe.
7/8. Nikon 16-35mm f/4 VR ED và Tokina 11-16mm f/2.8DX @16mm cho góc ảnh chi tiết rất kém.

Tại f/5.6

1/2/3. 3 ống kính Canon 16-35mm f/4L IS; Tokina 16-28mm f/2.8 và Canon 17mm f/4L TS-E cùng chia sẻ vị trí số 1 ở khẩu độ này. Góc ảnh của cả 3 lens đều rất xuất sắc.
4. Nikon 17-35mm f/2.8ED
5. Canon 16-35mm f/2.8L II
6. Canon 17-40mm f/4L
7. Tokina 11-16mm f/2.8
8. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano

Tại f/8 và f/11 tương tự như f/5.6

Tóm gọn lại:

1/2. Canon 16-35mm f/4L IS
Canon 17mm f/4L TS-E cho chi tiết ở góc ảnh xuất sắc.

3. Tokina 16-28mm f/2.8
cho chi tiết ở góc ảnh rất tốt, khi mở khẩu thì soft nhẹ.

4. Nikon 17-35mm f/2.8 ED
giữ chi tiết không thật tốt, nét mềm nhưng vẫn rõ hình hài chi tiết.

5. Canon 16-35mm f/2.8L II
chi tiết kém, cải thiện dần khi khép khẩu.

6. Canon 17-40mm f/4L
chi tiết kém, cải thiện dần khi khép khẩu.

7. Tokina 11-16mm f/2.8DX @16mm
chi tiết rất kém, cải thiện dần khi khép khẩu.

8. Nikon 16-35mm f/4 VR Nano
cho chi tiết góc ảnh kém nhất.

Tổng kết lại toàn bộ 3 phần Center Midframe và Corner:


1. Canon 16-35mm f/4L IS
cho độ nét và chi tiết rất tốt từ tâm ra rìa, Micro contrast cũng cực kì tốt.

2. Canon 17mm f/4L TS-E
cho độ chi tiết và độ nét rất tốt từ tâm ra rìa, detail của lens cũng rất sạch và không xuất hiện chút sắc sai nào, tuy nhiên micro contrast của lens ở mức trung bình.

3. Tokina 16-28mm f/2.8
cho độ nét rất tốt từ tâm ra rìa, micro contrast cực kì tốt khi khép khẩu. Tuy nhiên lens mắc sắc sai làm ảnh hưởng đến chi tiết ở vùng rìa. Tại các khẩu độ nhanh, chi tiết của lens bị phủ một lớp lóa.

4. Canon 16-35mm f/2.8L II
cho nét tâm tốt ngay từ f/2.8 tuy nhiên giảm chất lượng ra rìa. Đặc biệt là midframe của lens kém nét, rìa ảnh rất kém, nhưng cải thiện nhiều khi khép khẩu. Micro contrast của lens rất tốt.

5. Nikon 16-35mm f/4VRNano
cho nét rất tốt từ tâm ra đến midframe, Micro contrast của lens tốt. Ra rìa ảnh lens cho chi tiết kém đi rất nhiều. Khép khẩu cũng rất ít cải thiện.

6. Canon 17-40mm f/4L
cho nét tâm rất tốt, midframe trung bình và corner cũng bị soft tương tự như Canon 16-35mm f/2.8LII. Lens cho micro contrast ở mức trung bình.

7. Tokina 11-16mm f/2.8
cho nét rất tốt từ tâm ra midframe, nhưng ra góc ảnh soft mạnh. Micro contrast của lens tính trong vùng nét cũng rất tốt.

8. Nikon 17-35mm f/2.8ED
cho ảnh không thật sự nét. Tâm ảnh soft khi mở khẩu, nét dần lens khi khép khẩu. Trên toàn frame ảnh cho độ chi tiết kém nhất trong các lens. Chi tiết bị phủ một lớp lóa glow. Nhưng có ưu điểm là đồng đều từ tâm ra rìa, không có chỗ nào quá tệ. Tiêu biểu cho lens thế hệ cũ.

PHẦN CUỐI: TỔNG KẾT
total tthach
1
total2 tthach
2

Tổng kết theo từng ống kính:
MSRP: manufacturer’s suggested retail price (giá bán lẻ khi mới tung ra)
MP: Market price (giá thời điểm hiện tại)

Canon 16-35mm f/2.8L II: (MSRP= 1699$ MP=1499$) Khi đánh giá riêng về tiêu cự siêu rộng của zoom lens này:
_ Khả năng kiểm soát tối bốn góc trung bình, từ f/5.6 hiện tượng này giảm thiểu rất đáng kể.
_ Méo hình barrel khá nặng, méo nhiều hơn ở trung tâm và giảm đi khi ra rìa ảnh khiến cho việc sửa méo hình chỉ có thể phụ thuộc vào profile có sẵn khi chụp RAW từ PTS hoặc DPP.
_ Lens không mắc chút viền tím nào cũng không hề có soft ảnh hay quầng glow xuất hiện xung quanh chi tiết.
_ Lens mắc phải sắc sai Lateral CA khá nặng mắc phải loại RED-CYAN
_ Lens Flare khá nhiều khi khép khẩu nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Halo ở mức nhẹ nhàng.
_ Lens giữ chi tiết vùng sáng rất tốt khi chụp trực đối với mặt trời hoặc đèn. Lens cho tia sao rất dài và đẹp.
_ Độ nét của lens không thật sự tốt, lens nét tâm tốt nhưng giảm độ nét ngay khi mới ra tới midframe và kém dần ra rìa ảnh.

Canon 16-35mm f/4L IS (MSRP = MP = 1199$). Khi ta chỉ đánh giá về chất lượng quang học ở 16mm của ống kính:
_ Lens cho khả năng kiểm soát tối góc trung bình, tương đương với 16-35mm f/2.8L II
_ Lens cho khả năng kiểm soát méo hình không tốt, tương đương với 16-35mm f/2.8L II. méo thùng, méo không thể sửa nếu không dùng profile có sẵn trong PTS hoặc DPP khi chụp RAW.
_ Lens kiểm soát viền tím xuất sắc, chi tiết nơi tương phản cao chỉ gặp 1 lớp lóa rất nhẹ.
_ Lens kiểm soát sắc sai Lateral CA rất tốt, đứng thứ hai chỉ sau 17mm f/4L TS-E, có rất ít sắc sai gặp phải ở rìa ảnh của lens.
_ Lens mắc Flare nhẹ và Halo gần như không có.
_ Lens chụp tương phản ngược sáng và giữ chi tiết vùng chói sáng điểm tương đối tốt, sao tia gọn gàng, nhiều tia hơn 16-35mm f/2.8L II nhưng tia ngắn hơn.
_ Lens xuất sắc dẫn đầu về độ nét và chi tiết từ tâm ra rìa, cũng như micro contrast.

Canon 17-40mm f/4L ( MSRP=839$ MP=699$)
_ Lens kiểm soát tối góc tồi tệ, đội sổ trong trận đấu viginette.
_ Lens bị Barrel Distortion cực kì nặng và khó sửa, chỉ sửa bằng profile có sẵn khi chụp RAW.
_ Lens bị viền tím khi gặp tương phản mạnh.
_ Lens bị sắc sai Lateral CA cực kì nặng, chủng loại RED-CYAN
_ Lens cho Flare dễ chịu và HALO ở mức nhẹ, không thật sự đáng chú ý.
_ Lens chụp ngược sáng cho tương phản ở mức trung bình.
_ Lens cho chi tiết và độ nét từ tâm ra rìa ở mức trung bình yếu. Nét tâm tốt, midframe và corner tương đương với 16-35mm f/2.8L II nhưng kém hơn một chút.

Canon 17mm f/4L TS-E (MSRP=MP=2249$) Lens đắt nhất ở đây và cũng là fix lens duy nhất, manual focus lens duy nhất và gần như được coi là khách mời của chương trình bởi chất lượng quang học đã được dự đoán trước là stand-out hoàn toàn.
_ Kiểm soát tối góc hoàn hảo. Tối góc rất đều đặn và nhẹ nhàng, khép nhẹ khẩu là gần như không còn hiện tượng tối góc.
_ Kiểm soát méo hình hoàn hảo. Gần như không có sự xuất hiện của hiện tượng méo hình.
_ Kiểm soát viền tím hoàn hảo, nhưng có một lớp lóa nhẹ viền quanh chi tiết tương phản.
_ Kiểm soát Sắc Sai Lateral hoàn hảo.
_ Flare đẹp và độc đáo.
_ Riêng Halo thì bị ảnh hưởng nặng bởi quầng tím, xanh.
_ Tương phản ngược sáng cũng vì vậy mà ảnh hưởng khi vùng shadow hơi ám tím. Lens không rõ tia sao nên chi tiết vùng cháy sáng khi chụp nguồn sáng điểm không được giữ lại tốt.
_ Độ nét và chi tiết từ tâm ra rìa hoàn hảo, chỉ thua kém về Micro contrast khi so sánh với các lens đời mới hơn.
* Lens xứng đáng là tượng đài thiết kế quang học của mọi loại lens và là thần tượng của bất kì ai chơi ultrawide hay phong cảnh và kiến trúc.

Tokina 16-28mm f/2.8 (MSRP = 849$ ; MP=629$) Khi đánh giá riêng về chất lượng quang học tại 16mm:
_ Kiểm soát tối góc cực kì tốt, có thể nói gần tương đồng với 17mm TS-E
_ Kiểm soát méo hình rất tốt. Lens bị barrel distortion nhẹ và đều, rất dễ sửa lại bằng Distortion Correction hay bằng Profile.
_ Kiểm soát viền tím không tốt, lens bị viền tím nặng khi chụp tương phản mạnh và xuất hiện lớp lóa khá rõ ràng quanh chi tiết tương phản cao.
_ Kiểm soát sắc sai Lateral CA không tốt, lens bị sắc sai Green-Magenta tương đối rõ.
_ Flare cực tệ, nhiều, sáng và xấu, rất khó chịu.
_ Halo cực tệ, nhiều sáng và khó chịu.
_ Tương phản ngược sáng ở mức khá.
_ Độ nét và chi tiết từ tâm ra rìa rất tốt. Nói riêng về độ chi tiết và độ nét gần tương đương với 2 lens đứng đầu là Canon 16-35mm f/4L IS và 17mm f/4L TS-E. Đặc biệt lens cho chi tiết rìa ảnh rất ấn tượng. Micro contrast cực kì tốt. Chi tiếc là mắc phải sắc sai tương đối nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng chi tiết.

Tokina 11-16mm f/2.8DX @16mm (MSRP = MP = 479$) là lens rẻ nhất, và vốn là lens for crop nhưng lại chụp được trên fullframe ở tiêu cự 16mm.
_ Kiểm soát tối góc ở mức khá, lens tối góc khá đều đặn trên toàn vùng nhưng cường độ tối góc thì khá nhiều, chỉ tốt hơn duy nhất 17-40mm f/4L
_ Kiểm soát méo hình rất tốt, lens méo barrel một lượng vừa phải nhưng rất đều đặn và dễ sửa. Lens có nhược điểm không có profile méo hình nhưng sửa bằng Distortion Correction cho kết quả khá hoàn hảo.
_ Kiểm soát viền tím không tốt, xuất hiện viền tím và lóa nhẹ ở chi tiết tương phản cao.
_ Kiểm soát sắc sai Lateral CA kém, mắc sắc sai nặng, chủng loại Green Magenta.
_ Flare khá tệ, tương đối nhiều và khó chịu.
_ Không có HALO.
_ Tương phản ngược sáng rất tốt.
_ Độ nét và chi tiết từ tâm ra rìa: Nét rất tốt từ tâm ra midframe nhưng chất lượng kém đi rất nhiều khi ra góc ảnh. Lens có một đặc tính quang học đặc biệt đó là trường nét không phẳng. Nếu lấy nét tâm thì rìa không nét và ngược lại. Khi tâm nét ở vô cùng thì rìa midframe lại nét ở khoảng 5m còn rìa lại nét ở khoảng 2m. Điều này khiến cho việc chụp phong cảnh với lens luôn luôn phải để khẩu độ sâu hơn f/11 nếu muốn nét toàn khung hình. Micro contrast của lens rất tốt.

Nikon 16-35mm f/4G VR Nano (MSRP = MP = 1259$)
_ Kiểm soát tối góc không xuất sắc. Tối góc khá nhiều và tối mạnh ở rìa ảnh.
_ Méo hình tồi tệ nhất trong các lens và có thể là tồi tệ nhất từng thấy trong mọi loại lens.
_ Kiểm soát viền tím rất tốt, không có viền tím, chỉ có lớp glow rất nhẹ tương tự như đồng nhiệm Canon 16-35mm f/4L IS
_ Kiểm soát sắc sai tốt, lens mắc Lateral CA rất nhẹ nhàng, giống như đồng nhiệm Canon 16-35mm f/4L IS
_ Flare chấp nhận được, giống như Canon 16-35mm f/4L IS
_ Halo có nhưng nhẹ nhàng.
_ Tương phản ngược sáng không tốt, vùng shadow không giữ được sắc độ, chi tiết vùng highlight giữ lại không nhiều. (đặc biệt lưu ý điều này có thể xảy ra do sự sai khác về body giữa Nikon D600 và Canon 6D, TThach không đảm bảo sự khách quan cho nhận định này)
_ Độ nét và chi tiết rất tốt từ tâm ra midframe, rìa ảnh nét khá tốt nhưng nét ở góc ảnh rất yếu. Micro contrast ở vùng ảnh nét rất tốt, giống như Canon 16-35mm f/4L IS.
* Hoa thị nhận xét riêng là về chất lượng quang học là thua hoàn toàn người đồng nhiệm Canon 16-35mm f/4L IS nhưng giá lại nhỉnh hơn. Đây thực sự là một bất lợi về phía Nikon.

Nikon 17-35mm f/2.8ED (MSRP = MP = 1759$)
_ Kiểm soát tối góc ở mức trung bình.
_ Méo hình rất tồi tệ và khó sửa. Nặng nhất trong các lens chỉ khá hơn Nikon 16-35mm f/4G. Sửa bằng profile vẫn chưa hoàn hảo.
_ Viền tím nặng và lóa nặng viền quanh chi tiết khi chụp tương phản mạnh.
_ Sắc sai tương đối nhiều, chủng loại RED-CYAN
_ Không có bóng FLARE
_ HALO tương đối rõ ràng.
_ Tương phản ngược sáng rất kém.
_ Độ nét và chi tiết cũng kém nhất. Nét tâm không tốt khi mở khẩu, midframe và rìa ảnh cho chi tiết không cao, micro contrast kém.

Đây thực sự là một lens yếu kém về chất lượng quang học, đặc biệt là khi nhìn vào giá ngất ngưởng của nó.

Lời cuối:

BATTLE OF THE ULTRAWIDE LENSES đã chính thức khép lại. TThach hy vọng rằng thông qua nó, bạn đọc có thể rút ra được nhiều kiến thức và thông tin hữu dụng.

TThach rất biết ơn khi mọi người đã dành thời gian đọc hết bài review công phu và xin hẹn gặp lại mọi người

*Lưu ý bài viết được thực hiện năm 2015 nên nhiều thông tin về giá Lens có thay đổi khá nhiều so với hiện tại

https://www.thienthachphoto.com/
Contributor
Bạn có thích bài viết của Nguyen Thai Thach không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel