Trò chơi con mực – Squid Game

Chắc hẳn nếu là 1 fan mê phim thì dạo gần đây bạn không thể biết đến tựa phim sinh tồn Squid Game siêu hot này được. Phim đã thu hút được đông đảo khán giả và khoáy đảo các bảng xếp hạng thịnh hành trên thế giới. Hiện bộ phim này đang đứng top 2 thịnh hành Netflix trên toàn thế giới, còn tại thì trường mỹ thì cũng không ngoại lệ khi Squid Game đứng đầu các bảng xếp hạng.

Phim Squid Game
Phim Squid Game ( Trò chơi con mực)

Một trong những điều làm nên sự thành công của bộ phim này đó là các góc máy đỉnh cao mà ekip đoàn làm phim đã thực hiện. Bằng những góc máy và bố cục kinh điển họ đã thành công trong việc khắc họa nội tâm tình tiết nhân vật. Bài viết này sẽ không bàn đến nội dung hay phân tích các khía cạnh đạo đức nhân văn của Squid Game, chúng ta sẽ cùng xem qua các loại bố cục nhiếp ảnh mà Squid Game đã sử dụng và thành công trong vai trò kể chuyện như thế nào nhé.

Các loại bố cục kinh điển trong Squid Game

1. Góc chụp từ trên cao

Với góc chụp từ trên cao chụp xuống sẽ khiến cho nhân vật của chúng ta nhỏ bé hơn.
Với góc chụp từ trên cao chụp xuống sẽ khiến cho nhân vật của chúng ta nhỏ bé hơn

Trong phân cảnh này góc trên cao được chụp từ sau lưng những người tạo ra game và hướng đến người chơi. Nó thể hiện được sự to lớn và mạnh mẽ, quyền lực của những nhân vật áo đỏ, ngược lại tạo ra sự nhỏ bé, yếu đuối và bất lực của người chơi trước luật chơi hà khắc này.

Trong phân cảnh này những người chơi còn được đặt trong 1 loại bố cục khác đó là 1/3, điều này sẽ làm cho họ nổi bật và dễ nhận ra trong khung hình to lớn của những nhân vật áo đó. Sự mỏng manh nhỏ bé của họ được người xem nhận ra ngay ở khung hình này.

Sự nhỏ bé của người chơi được lột tả từ nghĩa đen đến nghĩa bóng với góc chụp từ trên cao này.
Sự nhỏ bé của người chơi được lột tả từ nghĩa đen đến nghĩa bóng với góc chụp từ trên cao này

2. Tạo sự tương phản

Sự tương phản trong cảnh đối thoại của hai nhân vật chính
Sự tương phản trong cảnh đối thoại của hai nhân vật chính

Một điều dễ nhận ra đó là bộ phim chứa đựng rất nhiều phân đoạn hình ảnh tạo sự tương phản, từ màu sắc, vai trò, sức mạnh, ánh sáng đều được ekip sắp xếp để người xem cảm nhận rõ sự chênh lệch giữa người chơi và người quản trò.

Bức ảnh trên là 1 ví dụ tương phản rỏ rệt khi ta thấy Boss game thì đang nằm còn người chơi thì đứng, 1 bên được chiếu sáng bên kia thì tối, 1 người khỏe còn 1 người yếu. Và nếu xét đến cả lời thoại nội dung thì sự tương phản còn thể hiện bởi triết lý mục đích sống của 2 bên nữa.

Tương phản còn thể hiện để phân biệt được cao thấp của cấp bậc
Tương phản còn thể hiện để phân biệt được cao thấp của cấp bậc

Ở bức ảnh này nó có sự tương phản màu sắc rõ rệt và nhờ vậy chúng ta dễ dàng nhận ra ai là chủ thể chính trong bức hình.

3. Góc nghiêng

Ý nghĩa góc nghiệng trong điện ảnh khác với nhiếp ảnh
Ý nghĩa góc nghiệng trong điện ảnh khác với nhiếp ảnh

Góc nghiêng là góc mà nhiếp ảnh thông thường ít khi sử dụng đến bởi nó phá vỡ sự hoàn hảo mà bộ não con người mong muốn. Góc nghiêng sẽ khiến cho chúng ta rất khó chịu, có thể thấy điều đó khi chúng ta luôn muốn sắp xếp mọi thứ 1 cách gọn gàng ngay thẳng và luôn phát bực bởi những thứ lệch lạc trong cuộc sống. Tuy nhiên trong điện ảnh thì khác, các cú máy nghiêng sẽ gây ra áp lực cho người xem, nhờ đó sự cao trào từ cảm xúc sẽ được đẩy lên cao độ.

Trong bức ảnh trên ekid đã dùng góc máy nghiêng kết hợp chụp từ trên cao để lột tả sự căng thẳng của nhân vật cửa dưới trong nổ lực tìm lối thoát.

Ý nghĩa góc nghiệng trong điện ảnh khác với nhiếp ảnh
Ý nghĩa góc nghiệng trong điện ảnh khác với nhiếp ảnh

Còn đây là 1 ví dụ về góc nghiêng khác được chụp ở ngang hông. Nó cũng lột tả được sự căng thẳng của bộ phim từ nhân vật bí ẩn này.

4. Bố cục đường dẫn

Đây là kiểu bố cục thông dụng trong bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào, bởi hiệu quả của nó mang lại chỉ có 1 và thể hiện rất tốt giá trị đó, đó là hướng người xem đếm chủ thể chính trong 1 khung hình bằng các đường dẫn hướng có sẵn. Như trong bức hình này những VIP là nhân vật chính của khung hình, đường thẳng được tạo ra bởi 2 hàng người đã tạo ra sức hút dành cho các VIP, người xem cũng sẽ được 2 hàng người này dẫn đến chủ thể chính là VIP.

Ý đồ sắp xếp bố cục trong điển ảnh của đạo diễn gíup người xem nhận biết đâu là nơi cần chú ý đến
Ý đồ sắp xếp bố cục trong điển ảnh của đạo diễn gíup người xem nhận biết đâu là nơi cần chú ý đến

1 ví dụ về loại bố cục này đó là phân cảnh giới thiệu nhân vật bí ẩn người quản trò này. 2 bức tường đã tạo ra đường dẫn hướng đến nhân vật chính của chúng ta 1 cách rõ ràng.

Người xem sẽ bị thu hút bởi vật mà đường thẳng dẫn đến
Người xem sẽ bị thu hút bởi vật mà đường thẳng dẫn đến

5. Bố cục số lẻ

Loại bố cục này cũng xuất hiện trong nhiều phân cảnh của bộ phim, nó tạo ra sự tương phản và thu hút người xem hướng đến nhân vật ở giữa.

Bố cục số lẻ tạo nên sự tương phản
Bố cục số lẻ tạo nên sự tương phản

Chúng ta có thể thấy khi chụp theo bố cục số lẻ, tức là tạo ra cảm nhận khác biệt, tương phản về số lượng sẽ khiến chủ thể chính được nhận ra ngay lập tức. Nó làm người xem tập trung vào chủ thể ở giữa trước tiên sau đó mới đến các nhân vật bên cạnh. Trong bức hình trên nhân vật nữ đứng giữa 2 người, cùng đó là sự tương phản màu sắc khiến chúng ta chú ý vào cô ấy ngay lập tức phải không.

Bố cục số lẻ tạo nên sự tương phản
Bố cục số lẻ tạo nên sự tương phản

Thêm 1 ví dụ về bố cục số lẽ, trong trường hợp này số lẽ tạo ra sự phân tách giữa người ở giữa và 2 bên, sự tương phản màu sắc cũng được thể hiện trong bức ảnh này. Có thể thấy nhân vật ở giữa của chúng ta ở cảnh này không phải chủ thể chính, tuy nhiên đó là điểm nhấn để ta đưa mắt nhìn vào, sau đó tỏa ra 2 bên và nhận ra 2 chủ thể quan trọng của bức hình.

6. Góc chụp qua vai

1 loại góc chụp hiển nhiên như tên gọi của nó là chụp qua vai của 1 người khác, ưu điểm của góc chụp này đó là nó vừa thể hiện được chủ thể chính bên kia đôi vai và còn liên kết để kể được câu chuyện của nó. Để thấy được hiểu quả cảu góc chụp này chúng ta cùng xem qua ảnh sau nhé.

Ảnh được chụp qua vai chủ thể hướng đến hậu cảnh ở sau là màn hình camera. Nó thể hiện được mối liên kết với nhau và kể ra 1 câu chuyện rõ ràng mà ekip muốn hướng đến người xem.
Ảnh được chụp qua vai chủ thể hướng đến hậu cảnh ở sau là màn hình camera. Nó thể hiện được mối liên kết với nhau và kể ra 1 câu chuyện rõ ràng mà ekip muốn hướng đến người xem.
Bức ảnh này cũng được chụp ở góc qua vai 1 người quản trò ở góc cao nhìn xuống 2 chủ thể người chơi. Nó liên kết quan hệ giữa người chơi và người quản trò và kể ra nội dung của phân cảnh ấy.
Bức ảnh này cũng được chụp ở góc qua vai 1 người quản trò ở góc cao nhìn xuống 2 chủ thể người chơi. Nó liên kết quan hệ giữa người chơi và người quản trò và kể ra nội dung của phân cảnh ấy.

7. Góc cận cảnh

Và đây là góc chụp xuất hiện rất nhiều trong mỗi bộ phim, đặc biệt trong 1 bộ phim đặc tả cảm xúc tâm lý nhân vật xuất sắc như Squid Game thì lại càng nhiều. Đây là góc mà chi tiết, bề mặt của chủ thể sẽ được thể hiện rõ nhất, khắc họa các đường nét nội dung mà nó thể hiện, từ đó phác họa ra tâm lý và cảm xúc của nhân vật.

Cùng xem cảm xúc nhân vật trong Squid Game được được lột tả qua những bức ảnh sau nhé.

Sự căng thẳng, hồi hộp
Sự căng thẳng, hồi hộp
Sự kiên nghị, sắc bén
Sự kiên nghị, sắc bén
Sự bơ vơ, hụt hẫn
Sự bơ vơ, hụt hẫn
NIềm vui, phấn khích
NIềm vui, phấn khích

TỔNG KẾT

Và trên đây là những góc máy bố cục mà bộ phim siêu hot Squid Game đã sử dụng, bạn cũng có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn bằng những loại bố cục, góc máy trên. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Nguồn: hoangphucphoto

Contributor
Bạn có thích bài viết của Quang Ho không? Theo dõi trên mạng xã hội!

Chọn Chủ đề

NHIẾP ẢNH KIẾN TRÚC

THẺ TAG

Đăng nhập

Chào mừng bạn tới VietPixel

Hãy cùng xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh hữu ích cho Việt NAm
Tham gia VietPixel