Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới có độ phân giải 3,2-gigapixels đang được chuẩn bị để lắp đặt trên đỉnh một ngọn núi ở Chile – nơi nó sẽ quét bầu trời để giúp các nhà khoa học có được kiến thức về Dải Ngân hà, các vật chất tối ngoài trái đất và các hiện tượng khác.
Máy ảnh gần như đã sẵn sàng
Chiếc máy ảnh khổng lồ này được đặt tên là “The Legacy Survey of Space and Time” (LSST), được hiểu là chiếc máy khảo sát Di sản về Không gian và Thời gian. Công việc cùng chiếc máy ảnh LSST đã được tiến hành trong vài năm gần đây và nhóm các nhà nghiên cứu đã chụp được bức ảnh đầu tiên với nó vào năm 2020.
“Máy ảnh này hiện đang được lắp ráp tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC ở Menlo Park, California, và cuối cùng sẽ được lắp đặt tại Đài quan sát Vera C. Rubin ở miền bắc Chile, mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến lộ trình của dự án thêm phần chậm trễ” – theo Gizmodo đưa tin.
Hiện bộ phận ComCam đã được chuyển đến cửa hàng thiết bị đo đạc Tucson. Cụm máy lạnh ComCam (do SLAC chế tạo) sẽ được tích hợp với quang học máy ảnh và các bộ phận của cấu trúc kính thiên văn. Chúng sẽ được thử nghiệm dưới sự kiểm soát phần mềm như ở Chile.
Steven Kahn, một nhà vật lý thiên văn và giám đốc Đài quan sát Vera C. Rubin, cho biết: “Mục đích chính của chiếc máy ảnh này là chỉ cần tiếp cận càng nhiều dải thiên hà càng nhanh càng tốt và cứ lặp đi lặp lại việc đó. Điều đơn giản nhất LSST có thể làm là chỉ cần cho chúng tôi biết: Điều gì đã thay đổi? Thay đổi như thế nào? Và chúng tôi sẽ phân tích những điều đó trong wazoo.”
Tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC, nhóm Máy ảnh LSST đã thực hiện một thử nghiệm thành công vào giữa tháng 10 năm 2020 trong việc xác minh độ hở giữa các bộ lọc và màn trập khi bộ lọc di chuyển từ vị trí lưu trữ sang vị trí trực tuyến. Khoảng hở cực kỳ nhỏ để đáp ứng khoảng cách thiết kế quang học giữa bộ lọc và ống kính L3.
Cấu tạo của máy ảnh LSST
Mặt trước của máy ảnh LSST bao gồm 3 ống kính và 1 bộ lọc có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Phía sau là mặt phẳng tiêu cự của máy ảnh, nơi truyền ánh sáng từ gương của kính thiên văn.
Mặt phẳng tiêu điểm này được tạo thành từ 189 thiết bị kết hợp tích điện và tất cả đều được làm mát trong chân không đến gần -150 độ F (-101 độ C). Bản thân mỗi thiết bị này có thể được coi là máy ảnh kỹ thuật số khi chúng chụp những bức ảnh Mosaic của bầu trời.
Sau khi được lắp đặt ở Chile, mặt phẳng tiêu điểm sẽ hướng xuống mặt đất để chụp ảnh không gian – nơi ánh sáng sẽ phản xạ từ một trong các gương dưới của máy ảnh, lên đến gương cầu lồi và cuối cùng sẽ quay trở lại gương trước khi nó phản xạ vào máy ảnh.
Chiếc máy ảnh siêu mạnh này sẽ mang lại cho các nhà khoa học một tầm nhìn xa hơn bao giờ hết để khám phá thêm về vũ trụ. Nó sẽ chụp ảnh một nửa bầu trời phía Nam 3 ngày một lần, góp phần vào cuộc khảo sát kéo dài 10 năm và cung cấp cho các nhà nghiên cứu bức chân dung hoàn chỉnh về khu vực đó với tần suất khoảng 1 tuần/1 lần.
Tất cả những hình ảnh được LSST thu thập sẽ không chỉ trang bị cho các nhà khoa học khả năng theo dõi và khám phá vũ trụ mà còn được công bố rộng rãi tới công chúng. Đài quan sát đã chuẩn bị sẵn sàng các hệ thống để đón ánh sáng đầu tiên vào tháng 1 năm 2023 với lộ trình đầy đủ. Tình trạng của các dự án sẽ thường xuyên được cập nhật trên trang web của Đài quan sát Vera C. Rubin.
Theo Petapixel